CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN CỦA LỚP VB211B, HÃY ĐĂNG KÝ ĐỂ THAM GIA DIỄN ĐÀN (NẾU CHƯA LÀ THÀNH VIÊN)

VÀ ĐĂNG NHẬP ( NẾU ĐÃ LÀ THÀNH VIÊN) ĐỂ LẤY VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN VỀ LỚP. MONG MỌI NGƯỜI THAM GIA ĐÔNG ĐỦ....

CHÚC VUI!

Join the forum, it's quick and easy

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN CỦA LỚP VB211B, HÃY ĐĂNG KÝ ĐỂ THAM GIA DIỄN ĐÀN (NẾU CHƯA LÀ THÀNH VIÊN)

VÀ ĐĂNG NHẬP ( NẾU ĐÃ LÀ THÀNH VIÊN) ĐỂ LẤY VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN VỀ LỚP. MONG MỌI NGƯỜI THAM GIA ĐÔNG ĐỦ....

CHÚC VUI!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NHỮNG LÀN ĐIỆU QUAN HỌ BẮC NINH ( NGHE ONLINE )

Go down

NHỮNG LÀN ĐIỆU QUAN HỌ BẮC NINH ( NGHE ONLINE ) Empty NHỮNG LÀN ĐIỆU QUAN HỌ BẮC NINH ( NGHE ONLINE )

Bài gửi  Admin Fri May 18, 2012 8:35 am



Văn hóa Quan họ với lễ hội truyền thống
Đã từ lâu, trong dân gian nước ta truyền nhau về những lễ hội Quan họ nổi tiếng xứ Kinh Bắc như: Hội Lim, hội Ó, hội Diềm, hội Nhồi... Quả đúng như vậy, những lễ hội này là của những làng Quan họ gốc có qui mô lớn và đặc sắc bởi văn hoá Quan họ gắn chặt cả phần lễ và phần hội. Tục lệ của các làng Quan họ trên qui định chặt chẽ: Quan họ phần lễ là để thờ Thần, thờ Phật; Quan họ phần hội là để các bọn Quan họ nam, nữ của các làng đến tham dự hội hát đối đáp giao duyên, vui chơi giải trí.

Quan họ thờ Thần: Không chỉ những làng Quan họ gốc nổi tiếng nêu trên, mà hầu hết các làng Quan họ gốc khác đều có tục lệ hát Quan họ thờ Thần (hoặc thờ Phật) phần lễ và hát Quan họ giao lưu phần hội. Theo tục lệ của các làng Quan họ gốc, hát thờ Thần được qui định chặt chẽ như: Chỉ có bọn Quan họ nam hoặc nữ của làng được hát. Trong hát thờ chỉ được hát những những giọng lề lối (giọng cổ) như: Hừ la, La rằng, Tình tang, Cây gạo... có nội dung ca ngợi công đức của Thần. Hệ thống giọng cổ này có vị trí là khởi nguồn của các làn điệu sau này. Tuyệt đối không được hát giọng vặt có nội dung nam nữ yêu đương. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nhiều làng Quan họ không còn giữ nguyên được những qui định trên. Ví như các làng Bồ Sơn, Y Na, Yên Mẫn... còn mời các bọn Quan họ nam, nữ của các làng khác đến dự hội hát thờ Thần.

Quan họ phần hội: Quan họ phần hội là để các bọn Quan họ nam và nữ của các làng hát đối đáp giao duyên nhằm tạo không khí vui vẻ, giải trí với nhau. Hội của các làng Quan họ hấp dẫn và quyến rũ nhất chính là phần các bọn Quan họ hát đối đáp giao duyên với nhau. Bởi các liền anh, liền chị bằng những làn điệu, những lời ca ngọt ngào đầy tình cảm thể hiện những tâm trạng yêu đương, nhớ nhung, đằm thắm, da diết, quyến luyến của những lứa đôi. Sách “Kinh Bắc phong thổ” ghi lại tục hát Quan họ ở làng Xuân Ổ (Ó) rằng con gái làng này hát rất hay và coi việc đón bạn trai về nhà trong ngày hội là điều may mắn. Hẳn vì thế, ở những hội Quan họ như Diềm, hội Lim, hội Ó, hội Nhồi... người ta thấy từng tốp các bọn Quan họ nam và nữ say sưa hát ở sân đình, sân đền, sân chùa, trên đồi núi, quanh đình chùa... có khi tràn cả xuống bờ ruộng, trên thuyền giữa sông nước.

Hát Quan họ giao lưu bao giờ cũng hát đôi và hát đối giữa các bọn Quan họ nam và nữ. Có nghĩa là khi một đôi nam (hay nữ) của bọn Quan họ bên này cất tiếng hát thì bọn Quan họ bên kia cũng chuẩn bị sẵn một đôi để hát đối lại . Trong cặp hát, người ca chính bắt giọng trước, người ca luồn bắt giọng sau. Bên kia hát giọng nào thì bên này phải hát đối bằng giọng ấy. Cũng vì hát đối mà dân ca Quan họ đã có sự phát triển vượt bậc cả về làn điệu và lời ca. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được gần 400 làn điệu và gần một nghìn lời ca.

Sau khi các bọn Quan họ tham gia hát ở hội (còn gọi là ca sự tại đình), họ kéo nhau về nhà ông (bà) Trùm có nhà chứa của mình hỏi han, động viên nhau và ở đây diễn ra hát canh Quan họ (còn gọi là ca sự tại gia). Vào canh hát bao giờ người ta cũng hát đôi và hát đối theo lề lối. Hát theo lề lối có nghĩa là các đôi Quan họ bắt đầu hát bằng hệ thống giọng cổ như: Hừ la, La rằng, La hời, Tình tang, Cây gạo, Cái ả, Lên núi, Xuống sông... Hát chừng 10 bài giọng lề lối, chuyển sang giọng sổng vài câu, tiếp đến là giọng vặt và cuối cùng là giọng giã bạn. Giữa canh hát bao giờ chủ nhà cũng mời Quan họ bạn xơi cơm, uống nước Quan họ (cỗ mặn, chè nước, bánh ngọt...). Tất cả các cử chỉ mời trầu, mời nước, mời ăn... đến ca hát đều lịch thiệp, khéo léo, tế nhị với những lời ca tiếng hát ngọt ngào, đằm thắm. Khi Quan họ bạn xin phép ra về thì Quan họ chủ sẽ tiễn ra tận cổng làng. ở đây họ còn dùng dằng lưu luyến nhau bằng một số câu giã bạn.

Bản chất nội tại của Quan họ
Không nên gọi “QH cổ” bởi sẽ không giải thích được “cổ” là gì? Bài bản ra đời vào thời gian nào được xếp là cổ? Có nhiều làn điệu QH ra đời cách ngày nay vài trăm năm, như 5 điệu lề lối cơ bản: La rằng, Tình tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo, lại có nhiều làn điệu được sáng tác vào những năm 30-40 của thế kỷ trước như: Thú giải phiền, Con chim thước, Còn người còn nước còn non, Gọi đò, Lỡ duyên, Chức Nữ-Ngưu Lang, Bốn mùa, Chè mạn hảo, Đàn ca, Cây kiêu bổng, Chia rẽ đôi nơi... Có ý kiến cho rằng phải bảo tồn QH gốc (ý nói bài bản gốc). QH thuộc loại hình văn nghệ dân gian với tính tuyền miệng và tính hòa nhập rất cao. Vì vậy việc xác định những bài QH gốc không khác gì “mò kim đáy bể”. Từ những căn cứ trên nên dùng cụm từ “QH truyền thống” thì chính xác hơn. QH truyền thống tức là các mặt hoạt động văn hóa QH, trong đó có bài bản QH do ông cha để lại, truyền lại.

Sự khác nhau giữa “QH mới” và “QH truyền thống” được biểu hiện ở những mặt: Khác nhau về khung cảnh. QH truyền thống hoạt động trong các làng quê QH, chủ yếu tập trung vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ (hoạt động trong tổng thể gồm nhiều mặt), còn QH mới chủ yếu hoạt động trên sân khấu và chỉ riêng về tiếng hát. Các băng đĩa về tiếng hát QH cũng chung đặc điểm với QH trên sân khấu. Trong hát QH ngày xưa không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người người thưởng thức, đặc biệt là thưởng thức “cái tình” của bạn hát. QH mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. QH truyền thống chỉ có ở các làng QH, QH mới được trình diễn trong cả tỉnh, cả nước và đến với tất cả các châu lục trên thế giới. QH truyền thống chủ yếu sinh hoạt trong ngày hội, QH mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm.

Về hình thức, QH truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi, đôi nam ca đối đáp với đôi nữ (hát hội, hát canh) và hát cả bọn, cả bọn nam ca đối đáp cùng cả bọn nữ (Hát chúc, mừng, hát thờ). QH mới hình thức biểu diễn phong phú hơn, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa...

Sự khác nhau về mặt bài bản biểu hiện ở điểm một bên dùng gần như nguyên các bài bản truyền thống, còn một bên đã có sự cải biên các bài bản truyền thống. Việc cải biên diễn ra ở những mức độ khác nhau: Cải biên không có ý thức: Khi đệm nhạc để hát, ít nhiều là một sự cải biên. Đại đa số các bài bản được gọi là QH mới là ở mức độ cải biên này. Cải biên có ý thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài bản QH truyền thống. Loại cải biên này không nhiều, ví dụ bài “Người ở đừng về” là cải biên từ làn điệu “Chuông vàng gác cửa tam quan” (Xuân Tứ cải biên).

QH lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là QH truyền thống như bài “Sông Cầu nước chảy lơ thơ” do Mai Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống “Nhất quế nhị lan”.

Khác nhau về mặt mục đích hoạt động là khác nhau cơ bản nhất giữa QH truyền thống và QH mới, cũng là khẳng định quy luật phát triển tất yếu của QH. Mục đích chính của QH trong các làng xã QH hiện nay là để bảo tồn QH. Mục đích này đã và đang từng bước hoàn thành. Tuy vẫn còn nhiều điều phải điều chỉnh tiếp, nhưng không ai có hiểu biết thực tế có thể nói rằng “không gian và những sinh hoạt theo lề lối cổ của QH không còn nữa”. QH mới có nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá QH trên diện rộng, giúp đông đảo nhân dân trong cả nước và quốc tế biết đến QH. Về cơ bản vẫn là giai điệu âm nhạc QH truyền thống, có cải biên đôi chút, có thay đổi khung cảnh và hình thức biểu diễn mà được quảng bá trên diện rộng là việc rất nên làm. Đó cũng là một hoạt động bảo tồn đúng với bản chất nội tại của QH.

Thi hát đối Quan họ đầu xuân: Gìn giữ vốn cổ quý giá
Và một bằng chứng của quyết tâm ấy, như suốt 10 năm nay (chỉ tính từ khi tỉnh Bắc Ninh tái lập), Trung tâm Văn hoá - Thông tin tỉnh vẫn làm: Hội thi Hát Quan họ đầu xuân với thể thức hát đối nhiều bài Quan họ truyền thống.

Trước lễ khai mạc Hội Xuân Đinh Hợi – 2007, 39 cặp tham gia thi hát đối đáp Quan họ (10 cặp ở lứa tuổi trẻ thi 50 bài; 29 cặp ở tuổi trung niên thi 150 bài) đã qua vòng sơ khảo khá kỹ lưỡng của BTC. Do số lượng liền anh, liền chị tham gia hát đối năm nay tăng nhiều nên BTC tổ chức thi từ tối 24 – 2 (tức mùng 8 tháng Giêng), bắt đầu với lứa trẻ (từ 16 đến 28 tuổi) thi hát 50 bài. 10 cặp đối năm nay đa số đều có tuổi đời rất trẻ, số lượng các liền anh tham gia cũng nhiều hơn hẳn những năm trước đây(4/10 cặp tham dự là nam, trong đó riêng làng Bồ Sơn có 2 cặp). Hơn cả số lượng đáng ghi nhận ấy, các liền anh liền chị tham gia hội thi đều đến với Quan họ bằng sự say mê và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Liền anh Nguyễn Văn Cứ (làng Đào Xá - Phong Khê - Yên Phong) chia sẻ: Thực ra con số 50 bài hát đối không phải lớn, song ngồi trên sân khấu mà giữ được bình tĩnh để đối lại đội bạn vừa đúng, vừa trúng, lại thông minh thì không hề đơn giản. Được biết, bên ngoài sân khấu, anh Cứ là chủ một xưởng nhỏ sản xuất giấy ăn tại địa phương. Tuy là năm nay là năm đầu tiên dự thi nhưng niềm say mê và quyết tâm học hát thì có từ lâu lắm rồi.

Ông Hoàng Đắc Thập, Giám đốc Trung tâm Văn hoá - Thông tin - đơn vị thường trực tổ chức hội thi khẳng định; “Hội thi Hát Quan họ ngoài việc gây dựng, duy trì và phát triển phong trào còn là một nỗ lực của ngành Văn hoá - Thông tin trong việc gìn giữ vốn cổ quý giá do cha ông để lại”. Bởi lẽ ấy và cũng xuất phát từ thực trạng chung là giới trẻ hôm nay ít tâm huyết với Quan họ, ngay từ khâu tuyển chọn ở các huyện, BTC đặc biệt lưu tâm với lứa trẻ. Trong số 10 cặp hát đến từ Yên Phong, Tiên Du và thành phố Bắc Ninh, có người còn rất trẻ: 18, 19 tuổi (đó là trường hợp của 2 cặp liền chị phường Kinh Bắc – thành phố Bắc Ninh). Có lẽ vì so với các cặp khác, 2 liền chị: Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Thị Hải “chín” hơn về tuổi đời, lại là con gái vùng thủy tổ Quan họ nên nhận được nhiều lời khen của khán giả. Trên sân khấu, cặp này tỏ ra rất tự tin, thể hiện khá thuần thục, lối đối đáp khéo léo, duyên dáng.

Qua nhiều năm làm công tác tổ chức đồng thời trực tiếp sơ tuyển cho hội thi, ông Trần Văn Hùng, cử nhân âm nhạc, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá - Thông tin tỉnh đánh giá: Các đôi tham dự năm nay có nhiều tiến bộ, đặc biệt là lứa trẻ. Tuy số lượng bài bản một số cặp trình bày nhuần nhuyễn chưa thật nhiều, phản ứng chưa thật nhanh song chất giọng tương đối đồng đều, nhiều cá nhân, cặp hát “có màu”, thể hiện rõ rệt phong cách dân ca và có cách xử lý lời ca tế nhị… của người Quan họ.

Rồi đây, ai nhất, ai nhì không phải là điều quan trọng nhất đối với mỗi người tham gia hội thi hát đối đầu xuân nữa, bởi đơn giản, người Quan họ vẫn thường đến với nhau bằng cái tình đằm thắm, thiết tha như một cách thể hiện văn hoá ứng xử đủ vấn vít lòng người yêu mến Bắc Ninh.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 203
Tham gia ngày : 04/04/2012
Tuổi (Age) : 45
Đến từ : Hà Nội 2

https://vb2k11b.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết