CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN CỦA LỚP VB211B, HÃY ĐĂNG KÝ ĐỂ THAM GIA DIỄN ĐÀN (NẾU CHƯA LÀ THÀNH VIÊN)

VÀ ĐĂNG NHẬP ( NẾU ĐÃ LÀ THÀNH VIÊN) ĐỂ LẤY VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN VỀ LỚP. MONG MỌI NGƯỜI THAM GIA ĐÔNG ĐỦ....

CHÚC VUI!

Join the forum, it's quick and easy

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN CỦA LỚP VB211B, HÃY ĐĂNG KÝ ĐỂ THAM GIA DIỄN ĐÀN (NẾU CHƯA LÀ THÀNH VIÊN)

VÀ ĐĂNG NHẬP ( NẾU ĐÃ LÀ THÀNH VIÊN) ĐỂ LẤY VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN VỀ LỚP. MONG MỌI NGƯỜI THAM GIA ĐÔNG ĐỦ....

CHÚC VUI!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BÀI GIẢNG - LUẬT HÔN NHAU VÀ GIA ĐÌNH

Go down

BÀI GIẢNG - LUẬT HÔN NHAU VÀ GIA ĐÌNH Empty BÀI GIẢNG - LUẬT HÔN NHAU VÀ GIA ĐÌNH

Bài gửi  Admin Fri Apr 13, 2012 3:08 pm

BÀI THỨ NHẤT:
GIỚI THIỆU PHÁP LUẬT HÔN NHÂN
VÀ GIA ÐÌNH VIỆT NAM
******

Khái niệm gia đình
Gia đình ở góc độ kinh tế
Hộ gia đình
1. Mối liên hệ gia đình
2. Qui mô của gia đình
3. Luật hôn nhan gia đình
4. Tóm tắt quá trình phát triển của luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam

--------------------------------------------------------------
Khái niệm gia đình:
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc[1]. Ðịnh nghĩa pháp lý về gia đình trong luật Việt Nam hiện đại là sự kết tinh và phát triển các truyền thống tốt đẹp trong nhận thức về gia đình của con người Việt, cũng như của loài người nói chung.

1. Tế bào của xã hội. Một xã hội mà không có gia đình , đúng ra là không có gia đình được kế tục trong thời gian do sự sinh sản, là một xã hội thoái hóa và sẽ tiêu vong một cách không thể tránh khỏi.

2. Cái nôi nuôi dưỡng con người. Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên. Cái nôi theo nghĩa rộng nhất là nơi mà con người được bảo vệ để có thể tồn tại và phát triển như một sinh mệnh. Sự tập họp thành bộ tộc hoặc thành gia đình tộc họ trong xã hội loài ngườìi nguyên sơ là hiện tượüng tự nhiên xuất hiện ở những sinh vật được gọi là người và trước hết, là hiện tượng có nguồn gốc từ sự thôi thúc của bản năng sinh tồn và bản năng tự bảo vệ. Theo sự phát triển của xã hội, nhất là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước can thiệp tích cực vào việc bảo đảm an ninh của cá nhân và chức năng bảo vệ con người của gia đình được Nhà nước chia sẻ phần lớn; tuy nhiên, gia đình trong mọi thời đại vẫn là chỗ dựa, là nơi nương náu an toàn nhất của con người, đặc biệt, của người chưa thành niên.

3. Môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Trước khi ra ngoài xã hội và cư xử với tư cách công dân, con người trải qua một thời kỳ dài sống trong gia đình và xử sự với tư cách thành viên của gia đình. Trong chừng mực nào đó, ta nói rằng gia đình là một xã hội thu hẹp và là nơi con người thực tập cung cách cư xử trong quan hệ giữa người và người trước khi bước vào xã hội lớn.

Gia đình ở góc độ kinh tế.
Về mặt kinh tế, gia đình là một đơn vị sản xuất. Lao động tập thể của gia đình là một trong những biện pháp thúc đẩy sự gia tốc tích lũy của cải của xã hội. Kết luận này được rút ra từ thời kỳ văn minh nông nghiệp và vẫn tỏ ra đúng trong thời kỳ công nghiệp, thậm chí trong thời kỳ dịch vụ và thông tin dù, trong xã hội đương đại, phần lớn sức sản xuất của xã hội nằm trong tay các tập đoàn đa quốc gia. Dấu ấn của gia đình luôn đậm nét trong hoạt động thương mại quy mô nhỏ, hoạt động nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các nghề tự do thường mang tính chất cha truyền con nối.

Hộ gia đình.
Về mặt pháp lý và kinh tế, gia đình, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, có thể được thừa nhận là chủ thể của quan hệ pháp luật trong những trường hợp đặc thù. Gia đình không phải là một pháp nhân; nhưng một khi các thành viên gia đình thực hiện các hoạt động kinh tế chung bằng cách khai thác các tài sản mà họ coi là thuộc sở hữu chung, thì các thành viên ấy tạo thành một thực thể pháp lý được luật gọi là hộ gia đình.

1. Mối liên hệ gia đình

Mối liên hệ kép. Các thành viên của gia đình có thể được xếp thành hai nhóm, tùy theo tính chất của mối quan hệ giữa thành viên với nhân vật trung tâm của gia đình mà cả trong ngôn ngữ thông dụng cũng như trong ngôn ngữ pháp lý, được gọi là chủ gia đình[1]: thành viên do quan hệ thân thuộc và thành viên do quan hệ hôn nhân.

a. Liên hệ thân thuộc

Quan hệ huyết thống. Những người có quan hệ huyết thống cũng đượüc xếp thành hai nhóm: trực hệ và bàng hệ.


- Gọi là có quan hệ thân thuộc trực hệ, những người có quan hệ sinh thành: ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra con, con sinh ra cháu,....
- Những người thân thuộc bàng hệ là những người có quan hệ huyết thống do xuất phát từ một tổ tiên chung. Anh, chị, em ruột có cha, mẹ chung; anh, chị, em cùng cha khác mẹ có cha chung; anh, chị, em cùng mẹ khác cha có mẹ chung; chú và cháu có tổ tiên chung là ông nội của cháu đồng thời là cha của chú;...

Quan hệ nuôi dưỡng. Do việc nhận con nuôi, người nuôi được gọi là cha (mẹ) nuôi và người được nuôi được gọi là con nuôi. Người con nuôi là thành viên trong gia đình của người nuôi. Tuy nhiên, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, tư cách thành viên gia đình mà người con nuôi được trao cho chỉ được duy trì với hai điều kiện: 1. Quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi được duy trì; 2. Cha mẹ nuôi còn sống. Thiếu một trong hai điều kiện, người con nuôi hoàn toàn là người ngoài đối với gia đình của người nuôi. Vả lại, tư cách ấy không đượüc trọn vẹn so với tư cách của các thành viên khác trong gia đình do quan hệ huyết thống: người con nuôi không phải là anh, chị, em của các con của người nuôi, không phải là cháu nội hay cháu ngoại của cha mẹ của người nuôi.

b. Liên hệ hôn nhân

Vợ chồng. Do việc kết hôn, quan hệ vợ chồng hình thành. Gia đình -hộ- luôn được
thành lập với hai thành viên đầu tiên là vợ và chồng. Dần dần, các con được sinh ra. Cũng do hiệu lực của hôn nhân mà vợ, chồng trở thành người có quan hệ với người thân thuộc của chồng (vợ) mình.

Cha mẹ chồng, cha mẹ vợ và dâu, rể. Người vợ là con dâu của cha mẹ của người chồng và người chồng trở thành con rể của cha mẹ vợ.

Con riêng. Con riêng của vợ gọi chồng là bố (hoặc cha hoặc dượng); con riêng của chồng gọi vợ là mẹ (hoặc dì). Luật viết sử dụng các thuật ngữ con riêng, bố dượng, mẹ kế để chỉ các đương sự trong quan hệ hỗ tương.

Thông gia. Do quan hệ hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, mà người đàn ông trở thành anh, em rể của anh, chị, em của người vợ, cháu rể của ông, bà, chú, bác, cô, cậu, dì của người vợ; ngược lại, người vợ trở thành chị, em dâu của anh, chị, em của người chồng và là cháu dâu của ông, bà, chú, bác, cô, dì của người chồng.

2. Quy mô của gia đình

Ðại gia đình. Gia đình hộ. Gia đình nguyên tử. Gia đình một cha (một mẹ) và một con. Mô hình gia đình xuất hiện lần đầu tiên trong luật là mô hình gia đình-tộc họü. Gia đình gồm tất cả những người có chung một tổ tiên, nghĩa là nếu dựa vào quan hệ sinh thành mà đi tìm nguồn cội, thì cuối cùng, tất cả các thành viên của gia đình đều được sinh ra từ một người. Gia đình-tộc họ phụ hệ có cha chung; gia đình-tộc họ mẫu hệ có mẹ chung. Gia đình-tộc họ phụ hệ có sức sống bền vững trong các hệ thống luật cổ so với gia đình-tộc họ mẫu hệ. Và chính trong các hệ thống luật dành cho gia đình-tộc họ phụ hệ sự quan tâm đặc biệt so với gia đình-tộc họ mẫu hệ, một số hệ thống đã tạo được ảnh hưởng lớn đối với luật gia đình cận đại và đương đại của hầu như tất cả các nước.

Gia đình-tộc họ phụ hệ thống trị trong luật rất lâu năm. Thậm chí, dưới tác động của các tiến trình phân công lại lao động xã hội do sự thay đổi phương thức sản xuất, gia đình-tộc họ phụ hệ dần dần thu hẹp quy mô và nhường vị trí mô hình mẫu cho gia đình hộ (gồm vợ, chồng và các con), luật vẫn dành cho gia đình-tộc họ phụ hệ sự quan tâm đặc biệt. Phải đợi đến đầu thế kỷ XX, xu hướng thay đổi quan niệm pháp lý về cấu tạo gia đình mới hình thành rõ nét và gia đình hộ bắt đầu có chỗ đứng quan trọng trong luật.

Bản thân gia đình hộ cũng chịu sự tác động của các hoàn cảnh kinh tế và xã hội mà trong đó nó tồn tại và theo thời gian, cũng thay đổi về thành phần cấu tạo. Ở nhiều nước công nghiệp phát triển, gia đình hộ hiện đại chỉ gồm có vợ, chồng và các con chưa thành niên; các con đã thành niên thường tách ra khỏi hộ và thuê nhà ở riêng. Bên cạnh đó, do sự phai nhạt ý thức về sự kế tục của gia đình mà bắt đầu xuất hiện mô hình gia đình hộ chỉ gồm có cha, mẹ và một con (trai hoặc gái). Các vụ ly hôn, về phần mình, dẫn đến việc phân ly giữa cha và mẹ và gia đình hộ với cha, mẹ và một con trở thành gia đình một cha (một mẹ) và một con.

Tuy nhiên, hình như với mô hình gia đình một cha (một mẹ) và một con, quá trình thu nhỏ quy mô của gia đình đã đi đến giai đoạn cuối. Gia đình một cha (một mẹ) và một con không thể thu nhỏ được nữa, bởi, khi chỉ còn một mình, người ta trở thành người không có gia đình. Mặt khác, quá trình thu nhỏ quy mô gia đình tỏ ra có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy quá trình hoàn thiện nhân cách (đặc biệt là tính tự chủ) của con người hiện đại đồng thời cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển các hiện tượng tiêu cực ở con người (tâm trạng cô đơn, tính vị kỷ, sự suy đồi về đạo đức, lối sống,...). Bước vào thế kỷ mới, người ta lại ghi nhận xu hướng khôi phục các mô hình gia đình truyền thống, nhất là ở các xã hội đang đi nhanh vào thời kỳ dịch vụ và thông tin (như Mỹ, Tây Âu,...).

Quy mô của gia đình trong các ngành luật. Tùy theo lĩnh vực, quy mô của gia đình cóthể được người làm luật nhìn nhận không giống nhau.

- Ta biết rằng trong lĩnh vực pháp luật kinh doanh, gia đình gồm những người có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân, có tài sản chung và cùng nhau khai thác các tài sản chung đó vì lợi ích chung. Luật gọi gia đình ấy là hộ gia đình và là chủ thể của quan hệ pháp luật.
- Ở góc độ pháp luật thừa kế, gia đình Việt Nam rất to: được gọi để nhận di sản với tư cách là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất có cha, mẹ, vợ (chồng), con (có thể được thế vị bởi cháu); được gọi ở hàng thứ hai có anh, chị, em, ông, bà nội, ông, bà ngoại; ở hàng thứ ba có cụ nội, cụ ngoại, cô , chú, bác, cậu, dì, cháu gọi bác, chú, cậu, cô, dì.
- Trong luật hôn nhân và gia đình, ta có gia đình Việt Nam ba thế hệ gồm ông bà (nội, ngoại), cha, mẹ và các con. Những người này đặc biệt gắn bó với nhau do có quan hệ nuôi dưỡng.

3. Luật hôn nhân và gia đình

Khái niệm. Trong chừng mực nào đó, có thể định nghĩa luật hôn nhân và gia đình như là tập hợp các quy tắc chi phối sự thành lập và sự vận hành của gia đình. Có ba dữ kiện cơ bản liên quan đến gia đình mà từ việc phân tích ba dữ kiện ấy, người làm luật đề ra các quy tắc của mình: sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhằm xây dựng cuộc sống chung; sự sinh con và việc giáo dục con. Vai trò của luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình được xác định tùy theo kết quả xác định mối quan hệ giữa Nhà nước và gia đình, hay đúng hơn, tùy theo mức độ tự chủ của gia đình đối với Nhà nước, trong quá trình hình thành và phát triển của các dữ kiện ấy.

Luật đóng vai trò phụ trợ, một khi gia đình được trao quyền tự chủ rộng rãi. Gia đình tự chủ, về phần mình, được tổ chức theo mô hình Nhà nước quân chủ và được đứng đầu bởi một người chủ gia đình với những quyền hạn rộng rãi trong quan hệ với các thành viên khác. Quyền tự do cá nhân trong gia đình tự chủ thường được đặt ở vị trí thứ yếu so với lợi ích của gia đình.

Luật đóng vai trò tích cực, một khi gia đình được coi như một tập hợp nhỏ của một số thành viên của xã hội và khi gia đình và xã hội đều được trao trách nhiệm đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của thành viên đó, nghĩa là trong điều kiện quan hệ gia đình cần được xã hội hóa. Gia đình xã hội hóa được tổ chức theo mô hình của Nhà nước dân chủ. Quyền tự do cá nhân trong gia đình được luật thừa nhận và bảo vệ; quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chịu sự chi phối của cùng hệ thống quy tắc áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên trong xã hội.

Luật cũng có thể đóng vai trò phụ trợ trong một số trường hợp và tích cực trong một số trường hợp khác, một khi gia đình được coi như một tập hợp nhỏ của một số thành viên của xã hội, nhưng lại là một tập hợp đặc biệt gồm các thành viên gắn bó với nhau do quan hệ thân thuộc hoặc hôn nhân. Gia đình được tổ chức dựa theo tôn ti tự nhiên cũng như dựa theo các tiêu chí chung của xã hội về quan hệ bình thường giữa các thành viên trong xã hội. Quyền tự do cá nhân được tôn trọng trong chừng mực nó không gây phương hại đến vận mệnh và lợi ích của gia đình.

Tính chất phòng ngừa phổ biến. Cũng như tất cả các ngành luật, luật hôn nhân và gia đình được xây dựng và hoàn thiện bởi sự thôi thúc của yêu cầu bảo đảm trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị trong điều kiện sự xung đột giữa người và người, chứ không phải sự hòa hợp, là thuộc tính của quan hệ xã hội. Luật ghi nhận những thái độ cư xử bị cấm hoặc được cho phép và bằng cách đó, ngăn ngừa việc xảy ra những vụ phạm pháp.

Luật hôn nhân và gia đình nhắm đến mục đích cao nhất là góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận và điều đó cần thiết cho sự phát triển bền vững của xã hội. Các quy tắc của luật đều có tác dụng phòng ngừa hoặc xử lý những tình huống khủng hoảng và bi kịch trong đời sống gia đình. Cấm kết hôn giữa những người thân thuộc, Nhà nước ngăn ngừa sự hình thành các gia đình thoái hóa về nòi giống và về đạo đức; áp đặt nghĩa vụ chung thủy giữa vợ và chồng, Nhà nước ngăn ngừa sự đổ vỡ của hôn nhân dân đến sự tan rã của gia đình; quy định rằng con phải kính trọng cha mẹ, Nhà nước ngăn ngừa khả năng xuất hiện những đứa con ngỗ ngược trong gia đình (và qua đó hạn chế khả năng xuất hiện những thành viên xấu của xã hội); quy định thành phần khối tài sản chung, khối tài sản riêng của vợ, chồng, Nhà nước hạn chế sự phát triển của các cuộc hôn nhân với động cơ không lành mạnh - hôn nhân vì tiền; ...

Nhân thân và tài sản. Các mối quan hệ giữa người và người trong gia đình được chia thành hai nhóm: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

- Quan hệ nhân thân. Bao gồm các quan hệ được xác lập trong cuộc sống tâm tinh và tình cảm của các thành viên trong gia đình. Ở trung tâm của hệ thống quan hệ nhân thân trong gia đình, ta có các quan hệ giữa vợ và chồng; bên cạnh đó là các quan hệ giữa cha mẹ và con, giữa anh, chị, em; trong gia đình nhiều thế hệ còn có quan hệ giữa ông bà và cháu.

- Quan hệ tài sản. Bao gồm các quan hệ được xác lập giữa các thành viên của gia đình trên đối tượng là các tài sản trong gia đình. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng giữa vị trí then chốt; kế đến là quan hệ tài sản giữa cha mẹ và con chưa thành niên. Quan hệ nuôi dưỡîng cũng được coi là có tính chất tài sản. Cuối cùng, nhưng đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với việc bảo đảm cơ sở vật chất cho sự kế tục của gia đình, là các quan hệ thừa kế.

4. Tóm tắt quá trình phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Luật cổ và tục lệ. Gia đình cổ Việt Nam được xây dựng trên cơ sở phương thức sản xuất phong kiến: ruộng đất và lao động nông nghiệp là nền tảng kinh tế và là điều kiện vật chất của việc duy trì và phát triển gia đình. Bởi vậy:1. Ruộng đất phải được bảo tồn trong sản nghiệp gia đình; 2. Gia đình phát triển về quy mô đến mức có thể được trên cơ sở kinh tế là sản nghiệp nông nghiệp của mình. Nói cách khác, quy mô của gia đình cổ tùy theo quy mô ruộng đất tích tụ: có nhiều ruộng đất, gia đình được duy trì với nhiều thế hệ chung sống trong cùng một nhà; có ít ruộng đất, gia đình được duy trì với một sốï thế hệ vừa phải.

Dưới thời Lê, có sự hòa hợp giữa luật viết và tục lệ trong lĩnh vực tổ chức và quản lý gia đình: quyền lực của chủ gia đình nằm trong tay cả cha và mẹ. Dưới thời Nguyễn, luật viết xây dựng khuôn mẫu gia đình theo mô hình gia đình phụ quyền Trung Quốc: toàn bộ quyền lực của chủ gia đình nằm trong tay người cha trong gia đình; nếu người này chết, thì người mẹ góa không kết hôn lại giữ vị trí chủ gia đình dưới sự giám sát của gia tộc; nếu cả cha và mẹ đều chết, thì vai trò chủ gia đình do con trai trưởng đảm nhận.

Luật cận đại. Chế độ thuộc địa hầu như không quan tâm đến việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước bị nô dịch. Cho đến cuối thời kỳ thuộc địa, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Bởi vậy, người Việt Nam thời kỳ thuộc địa vẫn sống trong các đại gia đình phụ quyền và trên các mảnh ruộng mà các đại gia đình có trách nhiệm giữ gìn để truyền đời. Mô hình đại gia đình vẫn được ghi nhận trong pháp luật thuộc địa như là mô hình kiểu mẫu.

Luật hiện đại. Sau cách mạng tháng 8/1945, mô hình gia đình Việt Nam có những thay đổi sâu sắc. Ðại gia đình, biểu tượng của chế độ phong kiến, bị loại ra khỏi luật viết; thay vào đó là mô hình gia đình hộ gồm có vợ chồng và các con. Mô hình gia đình hộ được chính thức thừa nhận tại Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 cùng với nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về mọi phương diện. Cũng do hiệu lực của Luật này, chế độ phụ quyền được thay thế bằng chế độ hợp tác giữa Nhà nước và cha mẹ trong việc nuôi dạy con. Ngoài ra, Luật nhấn mạnh tính chất nghĩa vụ (không phải tính chất quyền) của việc nuôi dạy con; quan hệ giữa xã hội và gia đình được quan tâm điều chỉnh; quyền tự do cá nhân trong quan hệ gia đình được coi trọng.

Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 tiếp tục coi gia đình hộ như là mô hình chính thức trong xã hội xã hội chủ nghĩa và tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy tắc liên quan đến nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Tuy nhiên, khác với Luật năm 1959, Luật năm 1986 coi quan hệ nghĩa vụ giữa cha me và con là quan hệ nghĩa vụ hỗ tương: con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ (Ðiều 21); con từ 16 tuổi trở lên còn ở chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếïu có thu nhập riêng, thì phải đóng góp vào nhu cầu của gia đình (Ðiều 23). Luật cũng có nhắc đến quan hệ giữa ông bà và cháu (Ðiều 27), nhưng không coi họ như các thành viên của cùng một gia đình hộ: quan hệ ông bà-cháu được luật chi phối trong hoàn cảnh bi kịch - cháu không còn cha mẹ. Cũng trong hoàn cảnh đó mà luật quan tâm điều chỉnh quan hệ anh-chị-em. Sự thành lập gia đình gồm có ông bà và cháu hoặc gồm có anh, chị, em được coi như biện pháp cứu hộ đối với những con người bất hạnh.

Việc áp dụng chính sách đổi mới đã thúc đẩy quá trình tích lũy của cải trong khu vực tư nhân. Theo một xu hướng tự nhiên, một khi việc thực hiện một kế hoạch đầu tư nào đó trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu công nghiệp, dịch vụ vượt quá khả năng của một cá nhân, thì những người đầu tiên mà cá nhân muốn kêu gọi sự hợp tác chính là các thành viên trong gia đình. Kế hoạch đầu tư càng quan trọng, các thành viên của gia đình được tập họp càng đông. Sự gắn bó về kinh tế dẫn đến sự gắn bó về tình cảm và gia đình truyền thống dần dần được khôi phục, với quy mô được xác định tùy theo quy mô của hoạt động kinh tế chung của các thành viên. Gia đình có nhiều thành viên có tổ chức phức tạp hơn gia đình ít thành viên và các mối quan hệ nội bộ cũng đa dạng hơn. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 tỏ ra không còn đủ sức đảm đương chứïc năng cơ sở pháp lý của gia đình trong thời kỳ đổi mới; trong khi đó, tục lệ ghi nhận sự phát triển tự phát của những giá trị còn chưa được luật viết quan tâm đúng mức, nhưng có tác dụng tốt trong việc đặt nên móng cho sự phát triển của gia đình nhiều thế hệ: nghĩa vợ chồng, quyền cha mẹ, chữ hiếu,... Sự thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 bằng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 diễn ra như một tất yếu.

Ngày nay, người làm luật chính thức thừa nhận chủ trương khuyến khích sự nhân rộng mô hình gia đình nhiều thế hệ đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì và phát triển mô hình đó: Nhà nướïc khuyến khích và tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 49 kho
ản 2).




Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 203
Tham gia ngày : 04/04/2012
Tuổi (Age) : 45
Đến từ : Hà Nội 2

https://vb2k11b.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

BÀI GIẢNG - LUẬT HÔN NHAU VÀ GIA ĐÌNH Empty BÀI THỨ HAI: HÔN NHÂN

Bài gửi  Admin Fri Apr 13, 2012 3:19 pm

BÀI THỨ HAI:
HÔN NHÂN
******

Khái niệm
MỤC I: KẾT HÔN
Khái niệm
I. Các điều kiện kết hôn
A. Các điều kiện về nội dung
1. Năng lực kết hôn
2. Sự ưng thuận
3. Những cản trở đối với hôn nhân
B. Các điều kiện về hình thức
1. Thủ tục trước khi kết hôn
2. Lễ kết hôn
II. Kết hôn trái pháp luật
A. Chế tài trong trường hợp kết hôn trái pháp luật: Huỷ kết hôn trái pháp luật
1. Hậu quả đối với hai bên kết hôn trái pháp luật
2. Hậu quả đối với con cái
3. Hậu quả đối với người thứ ba
MỤC II: QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG.
A. Quan hệ chung sống như vợ chồng vi phạm các điều kiện về nội dung kết hôn
B. Quan hệ chung sống như vợ chồng không vi phạm các điều kiện về nội dung kết hôn
1. Hôn nhân thực tế
2. Tình trạng chung sống tự do như vợ chồng
3. Chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng
-----------------------------------------------------------------


Khái niệm

Hôn nhân, trong chừng mực nào đó, có thể được định nghĩa như là sự kết hợp giữa hai người, một nam và một nữ, để chung sống, cũng như để dành cho nhau sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết. Ta nói trong chừng mực nào đó, vì khái niệm này không có được nội dung như trên một cách trọn vẹn trong luật của nhiều nước.

Một mặt, ở một số nước, nhất là các nước Hồi giáo, vẫn thừa nhận rằng hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ...., nhưng đồng thời còn cho phép một người đàn ông thực hiện sự kết hợp đó với nhiều người đàn bà cùng một lúc: Ta có chế độ hôn nhân đa thê. Chế độ đa thê cũng có thời kỳ được thừa nhận ở phương Ðông (Việt nam, Trung Quốc,...) nhưng nay đã bị bãi bỏ[1]. Ở một vài bộ tộc sống theo nền nếp hình thành từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh, chế độ đa phu được thừa nhận: một người đàn bà có thể chung sống với nhiều người đàn ông cùng một lúc.
Mặt khác, ở một số nước lại xuất hiện xu hướng cho rằng sự khác biệt giới tính không phải là điều kiện bắt buộc của hôn nhân: những người cùng giới tính vẫn có thể chung sống với nhau và tạo thành một gia đình. Các nước Bắc Âu là nơi phát triển mạnh nhất của xu hướng này. Riêng Hà Lan là nước đầu tiên đã thông qua một đạo luật cho phép kết hôn giữa những người có cùng giới tính. Ðối với xã hội phương Ðông, nhất là đối với xã hội Việt Nam, tình yêu giữa những người cùng giới tính được coi là biểu hiện của một tình trạng bệnh tật và hôn nhân giữa những người cùng giới tính là một giao dịch không chỉ nằm ngoài vòng pháp luật mà còn nằm ngoài khuôn khổ đạo đứïc pháp lý.

Về phương diện pháp lý, hôn nhân là một giao dịch đặc biệt trọng thức (acte particulièrement solennel) và phức hợp (complexe). Nó bắt đầu bằng việc kết hôn, diễn ra trong một thời gian gọi là thời kỳ hôn nhân và chấm dứt do một trong hai nguyên nhân - một trong hai bên chết hoặc ly hôn. Có trường hợp một người đàn ông và một người đàn bà chung sống với nhau và cũng xây dựng một hộ về mặt xã hội, nhưng lại không đăng ký kết hôn. Quan hệ chung sống ấy được chi phối bởi các quy tắc riêng.

MỤC I: KẾT HÔN

Khái niệm

Kết hôn, theo định nghĩa chính thức của luật Việt Nam hiện hành, là việc
nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 8 khoản 2). Ta có mấy nhận xét:

- Kết hôn là một giao dịch có tính pháp lý chứ không phải là một giao dịch có ý nghĩa vật chất hoặc tôn giáo; đó là một giao dịch xác lập trong đời sống dân sự chứ không phải trong đời sống tâm linh và là một giao dịch được xác lập với sự tham gia bắt buộc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các điều kiện về nội dung của việc kết hôn phải được cơ quan Nhà nước kiểm tra một cách chặt chẽ;
- Kết hôn là một giao dịch long trọng, tuân theo những quy định nghiêm ngặt về trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Những quy định ấy tạo thành tập hợp các điều kiện về hình thức của việc kết hôn.

Các điều kiện kết hôn, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, được xếp vào nhóm các quy tắc mang tính mệnh lệnh bắt buộc. Vi phạm các điều kiện ấy, hôn nhân bị coi là trái pháp luật và có thể bị hủy. Quan hệ vợ chồng mà vi phạm các điều kiện ấy không được coi là quan hệ hôn nhân và không thể làm phát sinh các hệ quả pháp lý của quan hệ hôn nhân

I. Các điều kiện kết hôn

A. Các điều kiện về nội dung
Ðể có thể kết hôn, người muốn kết hôn phải có năng lực hành vi, phải đạt đến một độ tuổi nhất định và phải chấp nhận kết hôn một cách tự nguyện.

1. Năng lực kết hôn
a. Sự khác biệt về giới tính

Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính - Việc cấm kết hôn giữa những người
cùng giới tính chỉ được chính thức ghi nhận trong luật viết từ khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Ðiều 10 khoản 5). Tuy nhiên, trong tục lệ truyền thống, hôn nhân giữa những người cùng giới tính không bao giờ được thừa nhận ở Việt Nam. Trong điều kiện các luật hôn nhân và gia đình trước đây quy định chưa chặt chẽ ở điểm này, tục lệ thường xuyên can thiệp thông qua dự luận để ngăn chặn các quan hệ như vợ chồng giữa những người cùng giới tính hoặc để tạo sức ép đối với những người cùng giới tính nhằm chấm dứt việc duy trì quan hệ như vợ chồng giữa họ. Cơ quan hộ tịch, về phần mình luôn từ chối việc đăng ký kết hôn giữa những người cùng giới tính.

Tuy nhiên, vấn đề là: làm thế nào để xác định giới tính thực của một người ?

Bằng chứng về sự khác biệt giới tính - Luật Việt Nam hiện hành cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính, nhưng lại chưa có quy định rõ ràng về cơ sở pháp lý của việc xác định giới tính của người yêu cầu đăng ký kết hôn. Ðơn giản, theo Nghị định số 83-CP ngày 10/10/1998, thì khi đăng ký kết hôn, các bên phải xuất trình khai sinh, sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế, cùng với tờ khai đăng ký kết hôn. Tờ khai đăng ký kết hôn chỉ xác nhận tình trạng hôn nhân, trong khi giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu lại có ghi nhận giới tính của đương sự. Vậy, có thể nghĩ rằng giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu là các giấy tờ có giá trị chứng minh giới tính ? Thông thường, nếu việc ghi nhận giới tính theo cảm quan của viên chức hộ tịch (bằng sự quan sát) trùng hợp với việc ghi nhận giới tính trong giấy tờ hộ tịch và phù hợp với cách xưng hô được cơ quan chức năng sử dụng khi xác nhận tờ khai đăng ký kết hôn (cơ quan chức năng gọi các đương sự là anh X, chị Y), thì việc kiểm tra giới tính coi như hoàn tất.

Thay đổi giới tính - Giới tính của con người có thể thay đổi với sự hỗ trợ của các biện pháp y học. Có hai giả thiết
- Giả thiết thứ nhất. Sự thay đổi giới tính xảy ra sau khi kết hôn. Khi đó, vợ và chồng ở trong tình trạng có cùng giới tính. Vấn đề đặt ra: liệu hôn nhân có thể vẫn được coi là hợp pháp và được tiếp tục duy trì ?
- Giả thiết thứ hai. Sự thay đổi giới tính xảy ra trước khi kết hôn. Giả định thêm rằng do sự thay đổi đó mà giới tính của hai bên trở nên khác biệt. Vấn đề đặt ra: liệu các bên có thể kết hôn một cách hợp pháp, dù sự khác biệt giới tính không có nguồn gốc tự nhiên ?

Cần lưu ý rằng việc xác định lại giới tính trên chứng thư khai sinh không được cho phép trong luật hiện hành. Nói cách khác, giới tính được ghi nhận trên chứng thư khai sinh là giới tính cố định và không thể thay đổi, cải chính hoặc xác định lại[1]. Trong khi đó, giới tính được viên chức hộ tịch ghi nhận bằng sự quan sát là giới tính đã được thay đổi; còn cách xưng hô mà cơ quan chức năng sử dụng để gọi các đương sự có thể phù hợp với giới tính cũ hoặc với giới tính mới, tùy theo người xác nhận cho rằng đương sự là nam hay nữ...

Nếu ta thừa nhận rằng chứng thư khai sinh là bằng chứng của giới tính trong mọi trường hợp, thì: hôn nhân trong giả thiết thứ nhất vẫn được tiếp tục duy trì; việc kết hôn trong giả thiết thứ hai bị cấm. Còn nếu ta nói rằng giới tính chỉ có thể được xác định trên cơ sở có sự trùng hợp của những ghi nhận trên giấy khai sinh và của những ghi nhận từ sự quan sát thực tế, thì ta chưa có giải pháp cho vấn đề đặt ra trong giả thiết.

Bất lực
Luật Việt Nam hiện đại, trong giai đoạn đầu, quy định rằng người bất lực hoàn
toàn về sinh lý không được phép kết hôn (Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Ðiều 10). Tuy nhiên, quy tắc ấy đã không được lấy lại trong các luật hôn nhân và gia đình sau này: Cơ sở của hôn nhân, theo người làm luật hiện đại, là tình yêu; và tình yêu là một giá trị không nhất thiết có tính vật chất, cũng không nhất thiết gắn liền với quan hệ xác thịt.

b. Tuổi kết hôn

Cấm tảo hôn - Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Ðiều 9 khoản 1, nam từ 20
tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Giải pháp này đã được chấp nhận ngay từ văn bản luật đầu tiên về hôn nhân và gia đình dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (Luật hôn nhân và gia đình năm 1959) và được giữ nguyên cho đến nay. Các lý lẽ của giải pháp chủ yếu mang tính y học: đối với người Việt Nam, sự phát triển thể chất đủ chín muồìi cho việc thiết lập quan hệ hôn nhân thường được ghi nhận khi con người đạt độ tuổi đó. Trong một dự thảo Luật hôn nhân và gia đình, người làm luật còn định đưa vào trong luật viết chủ trương khuyến khích kết hôn ở độ tuổi muộn; tuy nhiên, văn bản luật được chính thức thông qua đã không ghi nhận chủ trương đó: kết hôn quá muộn, cũng như kết hôn quá sớm, không phải là điều tốt[1].

Tất cả những người dưới độ tuổi đó đều ở trong tình trạng không có năng lực pháp luật kết hôn. Khác với luật của nhiều nước, luật Việt Nam hiện hành không dự kiến bất kỳ một trường hợp nào mà nam hoặc nữ có thể được phép kết hôn một cách ngoại lệ, dù chưa đạt độ tuổi quy định.

Kết hôn hoặc chung sống như vợ, chồng với người chưa đến tuổi kết hôn, người có hành vi ấy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tảo hôn, trong trường hợp cố ý duy trì quan hệ hôn nhân trái pháp luật sau khi đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật (BLHS Ðiều 148). Người tổ chức việc tảo hôn cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự (cùng điều luật).

c. Bệnh tật

Quyền kết hôn của người bệnh - Trước khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 2000,
người mắc một hoặc một số bệnh truyền nhiễm được liệt kê trong luật viết không có năng lực pháp luật kết hôn chừng nào bệnh chưa được chữa khỏi.

- Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, việc kết hôn bị cấm đối với người mắc bệnh hủi hoặc hoa liễu (Ðiều 10).
- Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, người hủi không còn bị cấm kết hôn, nhưng người mắc bệnh hoa liễu vẫn tiếp tục ở trong tình trạng không có năng lực pháp luật kết hôn (Ðiều 7 khoản b). Riêng người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được phép đăng ký kết hôn trước nhà chức trách Việt Nam nếu không mắc bệnh hoa liễu hoặc aids (Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài ngày 15/12/1993, Ðiều 6 khoản 1).

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không cấm kết hôn vì lý do có bệnh truyền nhiễm, ngay cả trong trường hợp người kết hôn là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài và việc kết hôn được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Tất nhiên, Nhà nước không khuyến khích việc kết hôn giữa những người mắc bệnh hiểm nghèo và có khả năng lây lan qua đường tình dục; nhưng quyền kết hôn của những người này được tôn trọng trong khung cảnh của luật thực định.

2. Sự ưng thuận

a. Hôn nhân tự nguyện
Nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân được ghi nhận trong rất nhiều văn bản chứ không chỉ trong luật hôn nhân và gia đình. Kết hôn trước hết là một quyền chứ không phải là một nghĩa vụ; không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của người kết hôn. Gọi là kết hôn ngoài ý muốn một khi một bên hoặc cả hai bên kết hôn không ưng thuận kết hôn hoặc sự ưng thuận kết hôn không được hoàn hảo.

b. Không có sự ưng thuận

Người mất năng lực hành vi - Người mất năng lực hành vi không thể kết hôn (Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000, Ðiều 10 khoản 2). Người đại diện của người mất năng lực hành vi cũng không có quyền cho phép người được đại diện kết hôn. Ta nói rằng, trong luật Việt Nam hiện hành, người mất năng lực hành vi ở trong tình trạng không có năng lực pháp luật kết hôn.

Người không nhận thức được hành vi của mình - Theo các luật hôn nhân và gia đình đình năm 1959 và 1986, người mắc bệnh tâm thần mà chưa chữa khỏi không được phép kết hôn[1]. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 lại chỉ cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi mà không nhắc đến người bị bệnh tâm thần, nhưng lại chưa bị đặt vào tình trạng mất năng lực hành vi theo quyết định của Tòa án[1]. Dẫu sao, điều đó không có nghĩa rằng luật thừa nhận quyền kết hôn cho người không nhận thức được hành vi của mình. Có thể suy nghĩ trong logique của sự việc:

1. Nếu người không nhận thức được hành vi của mình quyết định việc kết hôn trong lúc không nhận thức được hành vi của mình, thì việc kết hôn không có giá trị do sự ưng thuận không tồn tại;
2. Nếu người không nhận thức được hành vi của mình quyết định việc kết hôn trong lúc đang tỉnh táo, thì việc kết hôn có giá trị, dù, có thể sau đóï, người này bị đặt trong tình trạng mất năng lực hành vi theo một quyết định của Tòa án (nếu Tòa án quyết định đặt người này trong tình trạng mất năng lực hành vi, thì vợ (chồng) trở thành giám hộ đương nhiên);
3. Nếu người không nhận thức được hành vi của mình bị đặt trong tình trạng mất năng lực hành vi, thì việc kết hôn xác lập sau ngày có quyết định của Tòa án thiết lập tình trạng mất năng lực hành vi, sẽ không có giá trị, dù người này kết hôn trong lúc đang tỉnh táo.

Người bị hạn chế năng lực hành vi - Chế định hạn chế năng lực hành vi chỉ được ghi nhận trong luật viết từ khi có Bộ luật dân sự năm 1995. Các luật hôn nhân và gia đình ban hành trước thời điểm đó không có quy định về mối quan hệ giữa việc kết hôn và tình trạng hạn chế năng lực hành vi. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, về phần mình, không cấm kết hôn đối với người bị hạn chế năng lực hành vi; bởi vậy, trong khung cảnh của luật thực định, người bị hạn chế năng lực hành vi có quyền kết hôn, thậm chí, có thể tự mình quyết định việc kết hôn mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật..

c. Sự ưng thuận không hoàn hảo

Lừa dối - Luật hiện hành chỉ có định nghĩa chung về sự lừa dối, ghi nhận tại BLDS Ðiều 142 khoản 1
và được áp dụng cho tất cả các giao dịch dân sự, không có định nghĩa riêng về sự lừa dối trong hôn nhân. Ta nói rằng lừa dối trong hôn nhân là việc một bên cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch để bên kia chấp nhận xác lập giao dịch kết hôn. Ðịnh nghĩa rất chung và khó áp dụng. A muốn kết hôn với B; C cố ý làm cho A nhầm tưởng rằng mình là B; cuối cùng, A kết hôn với C mà cứ ngỡ rằng đã kết hôn với B. Trong giả thiết vừa nêu, A có thể yêu cầu hủy hôn nhân do có sự lừa dối. Thế nhưng, nếu A muốn kết hôn với B vì tin rằng B giàu có và B cũng cố ý làm ra vẻ giàu có (dù thực ra rất nghèo) để A chấp nhận kết hôn với mình, thì khó có thể nói rằng A có quyền yêu cầu hủy hôn nhân do có sự lừa dối... Cũng không thể yêu cầu hủy hôn nhân, nếu A tin rằng B không bị bất lực và B cũng cố ý làm cho A tưởng rằng mình không bị bất lực.

Trong thực tiễn, việc thuyết phục các thẩm phán về sự tồn tại của hành vi lừa dối trong hôn nhân, của một bên đối với bên kia, không đơn giản; bởi vậy, bên bị lừa dối mà muốn chấm dứt hôn nhân thường xin ly hôn hơn là xin hủy hôn nhân trái pháp luật.

Cưỡng ép - Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 8 khoản 5). Ðiều luật nhắm chủ yếu vào việc đấu tranh chống tệ nạn cưới ép, gả ép trong các gia đình Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của các hủ tục phong kiến trong hôn nhân. Trong trường hợp một bên chấp nhận kết hôn do chịu sức ép của bên kia, ta có một vụ ép buộc (chứ không phải cưỡng ép) kết hôn. Sự ưng thuận rõ ràng không hoàn hảo, một khi việc kết hôn bị ép buộc; vấn đề sẽ trở nên rất tế nhị, trong trường hợp việc kết hôn được chấp nhận do một bên hoặc cả hai bên tuân theo sự xếp đặt của cha, mẹ, nói chung, của gia đình mình. Nói chung, thực tiễn có xu hướng thừa nhận rằng chỉ coi là có tình trạng cưỡng ép kết hôn, nếu sự cưỡng ép được thực hiện với động cơ phi đạo đức (ví dụ, cưỡng ép cưới, gả để thu tiền hoặc một lợi ích vật chất nào đó, cho cá nhân người cưỡng ép); và cũng chính sự cưỡng ép đó tạo thành mặt khách quan của tội cưỡng ép kết hôn được ghi nhận tại BLHS Ðiều 146.

Nhầm lẫn - Khác với luật của nhiều nước, luật Việt Nam hiện hành không coi sự nhầm lẫn như là một trong những lý do để yêu cầu tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Nếu do nhầm lẫn mà chấp nhận kết hôn, thì người nhầm lẫn có thể xin ly hôn. Nếu sự nhầm lẫn là do hệ quả của sự lừa dối, thì có thể yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật do có sự lừa dối.

3. Những cản trở đối với hôn nhân

Trong những trường hợp do luật dự kiến, cơ quan chức năng phải từ chối việc đăng ký kết hôn, dù các điều kiện về giới tính, tuổi tác đều có đủ và dù các bên tỏ ra hoàn toàn tự nguyện trong việc xác lập quan hệ vợ chồng.

a. Hôn nhân chưa chấm dứt

Cấm đa thê - Người đang có vợ, có chồng không được phép kết hôn với người khác
(Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Ðiều 10 khoản 1). Quy định này, trên thực tế, nhắm chủ yếu vào việc ngăn chặn tình trạng đa thê. Cho đến khi hủy bỏ nền pháp luật thuộc địa, chế độ đa thê đã là một phần của pháp luật gia đình Việt Nam. Tư tưởng đa thê, được hỗ trợ bởi tư tưởng Khổng Mạnh về sự cần thiết của việc bảo đảm sự kế tục trong các gia đình, dòng họ, đã khiến cho cả người vợ, trong nhiều trường hợp đặc thù, ủng hộ việc người chồng thiết lập quan hệ vợ chồng với một (thậm chí nhiều) người đàn bà khác, để có t
thể có con trai nối nghiệp. Cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ những suy nghĩ lạc hậu như thế, cho đến nay, vẫn gay gắt.

Thế nhưng, thế nào là đang có vợ, có chồng theo nghĩa của điều luật đã dẫn ? Tất nhiên, người đã đăng ký kết hôn và chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân có đăng ký luôn được coi là người đang có vợ, có chồng. Vấn đề, dẫu sao, sẽ trở nên không đơn giản trong trường hợp nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. Cứ hình dung: hai người chung sống với nhau như vợ và chồng trong nhiều năm; sau đó, người đàn ông quyết định kết hôn với một người khác và tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 11 khoản 1, nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ, chồng, thì không được pháp luật công nhận là vợ, chồng. Bởi vậy, cơ quan chứ năng phải đăng ký việc kết hôn giữa người đàn ông và người khác đó. Giả sử, sau khi kết hôn đúng luật, người đàn ông vẫn duy trì quan hệ chung sống như vợ, chồng với người đàn bà trước đây, thì cả hai sẽ ở trong tình trạng vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng (Luật hôn nhân và gia đình năm 200 Ðiều 4 khoản 2) và có thể bị chế tài về hình sự (BLHS Ðiều 147).

Mặt khác, có vẻ như theo luật, cuộc hôn nhân được bảo vệ trong một vụ đa thê phải là cuộc hôn nhân có đăng ký và chưa chấm dứt. Do đó, một cách duy lý, nếu một người đàn ông sống cùng một lúc với nhiều người đàn bà mà không đăng ký kết hôn với một người nào, thì sẽ không có quan hệ chung sống nào được bảo vệ, đồng thời cũng không có ai bị trừng phạt. Song, chắc chắn đó không phải là giải pháp phù hợp với ý chí của người làm luật. Trong trường hợp tất cả các cuộc hôn nhân chưa chấm dứt đều được đăng ký, thì luật chỉ bảo vệ cuộc hôn nhân được đăng ký sớm nhất.

Ngoại lệ do hoàn cảnh lịch sử hoặc do chiến tranh - Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, một số cán bộ miền Nam, đã có gia đình, tập kết ra Bắc và kết hôn một lần nữa mà không chấm dứt về mặt pháp lý quan hệ hôn nhân với người ở lại miền Nam. Trong khi đó, người ở lại miền Nam không kết hôn với người khác. Sau khi đất nước thống nhất, những người đàn ông kết hôn trong trường hợp này rơi vào tình trạng đa thê.

Ở miền Nam, chế độ đa thê đã bị cấm từ năm 1959. Thế nhưng hình như các quy tắc pháp lý không hữu hiệu lắm trong thực tiễn: tình trạng đa thê vẫn tiếp diễn, nhất là ở vùng nông thôn và trong các cộng đồng người Hoa.

Có tính đến hoàn cảnh đặc thù mà trong đó các vụ kết hôn vi phạm nguyên tắc một vợ - một chồng đã diễn ra, Tòa án nhân dân tối cao công nhận rằng trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13/01/1960 - ngày công bố Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc, trước ngày 25/03/1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và, ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả người vợ[1].

Không có thời hạn chờ đợi đối với người đàn bà - Một khi hôn nhân chấm dứt một cách hợp pháp, thì trên nguyên tắc, bên này hoặc bên kia, nếu còn sống, có thể tiến hành ngay lập tức các thủ tục kết hôn với một người khác. Không giống như luật của nhiều nước, luật Việt Nam không áp đặt cho người phụ nữ một thời hạn tối thiểu mà hết thời hạn đó, người này mới được kết hôn một lần nữa[1].

Kết hôn lại sau khi ly hôn - Khi hôn nhân chấm dứt, các bên không còn được pháp luật coi là vợ, chồng đối với nhau. Do đó, sau khi ly hôn, nếu lại muốn chung sống như vợ, chồng một cách hợp pháp, các bên phải thực hiện thủ tục kết hôn lần thứ hai (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Ðiều 11 khoản 1).

b. Mối liên hệ thân thích

Cấm loạn luân - Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Ðiều 10 khoản 3 và 4, việc
kết hôn bị cấm giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Các quy định của luật viết còn khá đơn giản. Tục lệ, tùy theo vùng, còn có thể cấm cả việc kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với vợ, chồng (góa) của con nuôi, giữa con nuôi và con ruột của người nuôi (và, nói chung, giữa con nuôi với những người thân thuộc trực hệ của người nuôi)...

Trong trường hợp những người vi phạm quy định về cấm kết hôn (do có mối quan hệ thân thích) là những người có quan hệ thân thuộc về trực hệ, anh, chị, em cùng cha, mẹ hoặc chỉ cùng cha hay cùng mẹ, thì các đương sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân (BLHS Ðiều 150).

B. Các điều kiện về hình thức

Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 203
Tham gia ngày : 04/04/2012
Tuổi (Age) : 45
Đến từ : Hà Nội 2

https://vb2k11b.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

BÀI GIẢNG - LUẬT HÔN NHAU VÀ GIA ĐÌNH Empty Re: BÀI GIẢNG - LUẬT HÔN NHAU VÀ GIA ĐÌNH

Bài gửi  Admin Fri Apr 13, 2012 3:30 pm

B. Các điều kiện về hình thức

Các điều kiện về hình thức kết hôn được ghi nhận chủ yếu trong các văn bản lập quy chứ không phải trong luật hôn nhân và gia đình. Văn bản chính hiện hành, có các quy định liên quan đến điều kiện về hình thức kết hôn, là Nghị định số 83-CP ngày 10/10/1998. Nghị định này được xây dựng trong khung cảnh áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và, do đó, có một số quy định không còn phù hợp với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (như quy định về việc xuất trình giấy khám sức khỏe trong trường hợp có nghi vấn mắc bệnh hoa liễu); tuy nhiên, phần lớn các quy định trong văn bản vẫn có giá trị.

1. Thủ tục trước khi kết hôn

Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn - Các bên muốn kết hôn phải lập một tờ khai đăng ký kết
hôn theo mẫu do Bộ Tư pháp phát hành. Tờ khai phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác hoặc của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của mỗi bên, về tình trạng hôn nhân của đương sự. Việc xác nhận về tình trạng hôn nhân này có giá trị không quá 30 ngày (có lẽ, kể từ ngày xác nhận).

Tờ khai đăng ký kết hôn được nộp tại UBND xã phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên, cùng với các giấy tờ sau đây hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế:
- Giấy khai sinh của mỗi bên;
- Sổ hộ khẩu gia đình của bên nam hoặc bên nữ nơi đăng ký kết hôn.

Trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên đều đã từng có vợ (chồng) nhưng đã chấm dứt quan hệ hôn nhân (do ly hôn hoặc do một bên chết), thì còn phải nộp một bản sao bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử (có lẽ, cả bản sao giấy chứng nhận kết hôn trước đó, nếu có, hoặc bằng chứng khác về việc xác lập quan hệ hôn nhân trước đó).

Các bên phải có mặt và trực tiếp nộp hồ sơ cho người đại diện của UBND. Trong trường hợp một trong hai bên không thể đến nộp hồ sơ mà có lý do chính đáng, thì có thể gửi cho UBND nơi đăng ký kết hôn đơn xin nộp hồ sơ vắng mặt; trong đơn phải ghi rõ lý do vắng mặt, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Vậy có nghĩa rằng phải có ít nhất một bên có mặt và trực tiếp nộp hồ sơ: không thể nộp hồ sơ đăng ký kết hôn thông qua vai trò của người được ủy quyền hoặc qua bưu điện.

Xác minh và niêm yết công khai - Sau khi nhận đủ hồ sơ đăng ký kết hôn, UBND phải tiến hành xác minh về các điều kiện kết hôn, đồng thời niêm yết công khai việc xin đăng ký kết hôn tại trụ sở UBND[1]. Thơi hạn niêm yết là 7 ngày. Nếu cần phải xác minh thêm, thì thời hạn có thể được kéo dài, nhưng thời hạn tổng cộng không được quá 14 ngày. Mục đích của việc niêm yết là làm cho mọi người biết ý định kết hôn của các đương sự để, nếu muốn phản đối việc kết hôn, có thể phản đối việc đăng ký kết hôn. UBND chỉ có thể tiến hành đăng ký kết hôn một khi hết thời hạn niêm yết mà không có ai phản đối việc kết hôn và, nói chung, khi hết thời hạn niêm yết mà UBND không nhận thấy có sự vi phạm của bên nay hay bên kia hoặc cả hai bên đối với các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định.

Từ chối đăng ký kết hôn - Trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên không đủ điều điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, thì trong thời hạn 7 ngày (hẳn là kể từ ngày phát hiện tình trạng không đủ điều kiện kết hôn), UBND thụ lý hồ sơ đăng ký phải mời hai bên đến trụ sở UBND để thông báo việc từ chối và cấp cho các đương sự văn bản từ chối trên đó ghi rõ lý do từ chối.

Luật không phân biệt giữa từ chối do có đơn khiếu nại, tố cáo và từ chối dựa trên các kết quả xác minh của UBND nơi đăng ký. Trong mọi trường hợp, UBND phải chịu trách nhiệm về việc từ chối của mình. Bởi vậy, nếu có đơn khiếu nại, tố cáo, UBND phải tiến hành xác minh cơ sở hiện thực của việc khiếu nại, tố cáo đó; nếu xét thấy việc khiếu nại, tố cáo không có cơ sở, UBND có quyền bác đơn khiếu nại, tố cáo và tiến hành đăng ký kết hôn cho các đương sự.

Các bên có quyền khiếu nại việc từ chối theo các quy định hiện hành về giải quyết khiếu nại, tố cáo (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 13 khoản 2). Người khiếu nại, tố cáo, nếu bị UBND bác đơn, có quyền kiện yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật cũng như có quyền tố cáo hành vi đăng ký kết hôn trái pháp luật của viên chức hộ tịch. Người thực hiện việc đăng ký kết hôn trái pháp luật có thể bị xử lý kỷ luật; nếu còn vi phạm, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (BLHS Ðiều 149).

2. Lễ kết hôn

Ngày và nơi đăng ký kết hôn - Ngày đăng ký kết hôn do UBND ấn định và báo cho các
bên biết. Thông thường UBND không xác định ngày đăng ký cụ thể mà chỉ yêu cầu các bên đến trụ sở UBND để tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn trong hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Trên nguyên tắc, nếu các bên đến vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn được phép đăng ký kết hôn; tuy nhiên, các bên nên báo trước cho đại diện của UBND nơi đăng ký về ngày dự định đăng ký kết hôn để tránh khả năng bị động của UBND trong việc thực hiện lịch trình công tác.

Lễ đăng ký kết hôn - Lễ đăng ký kết hôn, trong khung cảnh của luật hiện hành, phải được tổ chức ngay lập tức, một khi các bên có mặt vào ngày, giờ ấn định một cách hợp lệ cho việc đăng ký kết hôn. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký. Ðối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại quá khó khăn, thì việc đăng ký kết hôn có thể được tổ chức tại bản, làng. Sự có mặt của cả hai bên kết hôn là điều kiện cần thiết (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 14), bởi vậy:

- Nếu ít nhất một bên không thể có mặt, thì lễ đăng ký kết hôn phải được hoãn lại. Trong luật thực định Việt Nam, không thể có trường hợp kết hôn từ xa, thông qua vai trò của người đại diện hoặc theo thủ tục kết hôn vắng mặt;
- Nếu một bên chết trước ngày ấn định cho việc đăng ký kết hôn, thì không thể có lễ đăng ký kết hôn. Khác với luật của một số nước, luật Việt Nam không cho phép tiến hành đăng ký kết hôn trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên đã chết, dù có thể có đủ bằng chứng về sự ưng thuận tự nguyện của các bên liên quan, được các bên bày tỏ trước khi chết.

Ðại diện của UBND yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn; nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn mời hai bên ký vào giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn. Chủ tịch UBND ký và trao cho mỗi bên một bản chính giấy chứng nhận kết hôn[1], giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Bản sao và số lượng bản sao giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của hai bên.

Lễ cưới - Lễ cưới có thể được định nghĩa như là một tập hợp các nghi thức, quy định trong tục lệ hoặc trong sinh hoạt tôn giáo, nhằm xác lập quan hệ vợ chồng. Lễ cưới không phải là một giao dịch có tính pháp lý và không có ý nghĩa gì đối với việc xác lập quan hệ vợ chồng với tư cách là một quan hệ pháp lý. Trong quá trình soạn thảo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, người làm luật đã có ý định đưa vào trong luật viết một vài quy định liên quan đến việc tổ chức lễ cưới; nhưng các quy định ấy cuối cùng đã bị loại ra khỏi văn bản luật được chính thức thông qua.

Bằng chứng của hôn nhân - Trong khung cảnh của luật thực định, việc đăng ký kết hôn là điều kiện để quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận. Do đó, bằng chứng duy nhất về hôn nhân là giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền cấp. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng, thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Ðiều 11 khoản 1).

II. Kết hôn trái pháp luật

Khái niệm - Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ, chồng có đăng ký kết
hôn, nhưng vi phạm những điều kiện kết hôn do pháp luật quy định (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 8 khoản 3). Vậy, không thể coi là kết hôn trái pháp luật việc xác lập quan hệ vợ, chồng vi phạm những điều kiện kết hôn do luật quy định và cũng không có đăng ký kết hôn. Ta gọi loại quan hệ sau này là quan hệ như vợ chồng trái pháp luật, sẽ được nghiên cứu sau.

A. Chế tài trong trường hợp kết hôn trái pháp luật: hủy việc kết hôn trái pháp luật

Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật - Những người có quyền yêu
cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, trong khung cảnh của luật hiện hành, được liệt kê tại Ðiều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000:

- Trong trường hợp kết hôn do bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối, thì bên bị cưỡng ép, bị lừa dối, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật;
- Trong trường hợp kết hôn mà chưa đủ tuổi, kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng, với người mất năng lực hành vi, kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời, kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với người đã từng là con nuôi, giữa bố chồng với con dâu, giữa mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng, thì những người sau đây có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật: vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn; Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

Viện kiểm sát cũng có thể tự mình yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật trong các trường hợp ghi nhận tại nhóm thứ hai trên đây.

Luật có quy định thêm rằng cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Quy định quá rộng và, thoạt trông, có thể cho phép một người thứ ba nào đó bất kỳ chen vào cuộc sống riêng của người khác. Trong thực tiễn, nếu xét thấy người thứ ba không có lợi ích rõ ràng trong việc yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật và bản thân việc yêu cầu cũng không xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích chung, thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án sẽ bác đề nghị của người thứ ba, đặc biệt là trong các trường hợp yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật do có sự nhầm lẫn hoặc lừa dối hoặc do một bên ở trong tình trạng không nhận thức được hành vi của mình.

Cơ quan có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật - Cơ quan có quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là Tòa án. Tuy nhiên, luật hiện hành quy định rất chung về việc xác định Tòa án có thẩm quyền. Thực tiễn, về phần mình, có xu hướng thừa nhận rằng Tòa án có thẩm quyền là Tòa án quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh nơi đăng ký kết hôn.

Thời hiệu khởi kiện - Luật hiện hành không quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Do đó, có vẻ như quyền khởi kiện tồn tại chừng nào quan hệ hôn nhân trái pháp luật còn tồn tại. Cả trong trường hợp quan hệ hôn nhân đã chấm dứt do có một người chết, việc kết hôn trước đó cũng có thể bị hủy, nếu có yêu cầu của người có quyền khởi kiện được pháp luật thừa nhận[1]. Riêng trong trường hợp quan hệ hôn nhân trái pháp luật chấm dứt do ly hôn, vấn đề nên hay không nên hủy bản án lý hôn và xử lại vụ án theo thủ tục hủy hôn nhân trái pháp luật thường không được đặt ra, trừ trường hợp một bên có nghĩa vụ cấp dưỡng có yêu cầu, nhằm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.

Dẫu sao, khó có thể hình dung khả năng một bên kết hôn trái pháp luật hoặc cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội thuyết phục được Tòa án ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật do có sự lừa dối hoặc cưỡng ép, một khi cuộc sống chung đã được duy trì trong một thời gian dài (5 năm, 10 năm,...). Mặt khác, liệu còn có thể coi là có tình trạng tảo hôn khi đơn kiện được nộp cho Tòa án lúc các bên đã đủ tuổi để tự mình quyết định việc duy trì quan hệ vợ chồng ? Trên thực tế, nếu hôn nhân cưỡng ép hoặc lừa dối đã kéo dài quá lâu, thì cũng không còn bên nào nghĩ đến chuyện yêu cầu hủy kết hôn: trong trường hợp không muốn tiếp tục cuộc sống chung, một bên hoặc cả hai bên sẽ tiến hành các thủ tục xin ly hôn. Cũng tương tự như vậy trong trường hợp kết hôn khi chưa đến tuổi: việc duy trì quan hệ hôn nhân một cách liên tục cho đến khi các bên đạt đến độ tuổi cần thiết khiến cho lý do của việc hủy hôn nhân không còn tồn tại nữa; nếu Tòa án quyết định hủy hôn nhân theo yêu cầu của một người nào đó, thì các bên, đã đủ tuổi, sẽ tiến hành kết hôn lại ngay lập tức và việc đăng ký kết hôn không thể bị từ chối.

Ðiều chắc chắn, việc kết hôn vi phạm các quy định về cấm kết hôn giữa những người có quan hệ thân thuộc hoặc thông gia phải bị hủy bỏ, dù hôn nhân đang tồn tại hay đã chấm dứt.

Trong trường hợp có vi phạm chế độ một vợ, một chồng, các thẩm phán, từ lâu, đã chủ trương rằng nếu các cuộc hôn nhân hoặc quan hệ như vợ chồng khác đã chấm dứt, thì cuộc hôn nhân hoặc quan hệ như vợ chồng duy nhất còn lại không còn bị coi là vi phạm chế độ một vợ, một chồng[1]. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử vẫn chưa xây dựng giải pháp chắc chắn cho vấn đề xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp của các mối quan hệ hôn nhân hoặc như vợ chồng đã chấm dứt. Riêng quan hệ duy nhất còn lại, trong khung cảnh của luật thực định, chỉ được coi là hợp pháp nếu có đăng ký kết hôn và nếu các điều kiện về nội dung kết hôn đều hội đủ.

B. Hậu quả của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật

1. Hậu quả đối với hai bên kết hôn trái pháp luật

Chấm dứt hay xóa bỏ quan hệ hôn nhân ? - Luật không xác định rõ liệu việc kết hôn bị
hủy có hay không có tác dụng thủ tiêu toàn bộ quan hệ hôn nhân , đặc biệt là có hay không có tác dụng làm mất hiệu lực của các quan hệ gọi là hôn nhân trong thời gian giữa ngày đăng ký kết hôn và ngày có quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 16 có quy định rằng căn cứ vào quyết định của Tòa án, cơ quan đăng ký kết hôn xóa việc đăng ký kết hôn trong sổ đăng ký kết hôn. Hẳn việc xóa đăng ký kết hôn phải dẫn đến việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trong điều kiện giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là bằng chứng duy nhất về hôn nhân, việc thu hồi giấy chứng nhận kết hôn có nghĩa rằng hôn nhân không thể được chứng minh, nghĩa là quan hệ hôn nhân giữa các bên coi như không tồn tại. Từ đó có một số hệ quả liên quan đến nhân thân và tài sản.

Về quan hệ nhân thân - Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 17 khoản 1, Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy, thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Vấn đề đặt ra: thái độ của quyền lực công cộng sẽ như thế nào, nếu các bên không tuân theo quy định ấy và vẫn duy trì quan hệ như vợ chồng ? Câu trả lời của luật rất khác nhau, tùy theo lý do của việc hủy hôn nhân trái pháp luật.

- Nếu việc kết hôn bị hủy do có vi phạm quy định về tuổi kết hôn, thì người tiếp tục duy trì quan hệ như vợ chồng với người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tảo hôn, như ta đã biết; nếu không có bên nào đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự, thì người tổ chức việc duy trì quan hệ đó sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội tảo hôn.
- Nếu việc kết hôn bị hủy do vi phạm chế độ một vợ một chồng, thì các bên duy trì quan hệ như vợ chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng
- Nếu việc kết hôn bị hủy do các bên có quan hệ thân thuộc về trực hệ hoặc quan hệ anh, chị, em cùng cha, mẹ hoặc cùng cha hay cùng mẹ, thì các bên duy trì quan hệ như vợ chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân.
- Nếu việc kết hôn bị hủy do có sự cưỡng ép hoặc lừa dối, thì còn phải phân biệt:
+ Nếu cả hai bên tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân một cách tự nguyện, thì coi như không còn sự cưỡng ép hoặc lừa dối. Hai bên có thể đăng ký lại việc kết hôn; nếu không đăng ký lại, hai bên rơi vào tình trạng chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, tình trạng mà luật không khuyến khích nhưng cũng không cấm.
+ Nếu một bên hoặc người thứ ba tiếp tục cưỡng ép bên kia duy trì quan hệ như vợ chồng trái với ý chí của bên kia, thì người cưỡng ép có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

Trong các trường hợp khác, luật hiện hành chưa có biện pháp chế tài cụ thể. Có thể hình dung: quan hệ như vợ chồng có thể được tiếp tục duy trì giữa một người có năng lực hành vi và một người mất năng lực hành vi; giữa những người đã từng có quan hệ cha, mẹ nuôi-con nuôi, cha chồng-con dâu, mẹ vợ-con rể; giữa những người có cùng giới tính... Làm cho đồng bộ hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực hôn nhân vẫn tiếp tục là vấn đề nóng bỏng đối với người làm luật.

Về quan hệ tài sản - Giữa các bên mà quan hệ hôn nhân không được thừa nhận không thể có các quan hệ tài sản của vợ chồng. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðìều 17 khoản 3, sau khi việc kết hôn bị hủy, thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được, thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và các con.

Về quan hệ thừa kế - Chưa bao giờ được coi là vợ, chồng đối với nhau, giữa những người mà quan hệ hôn nhân bị thủ tiêu không thể có quan hệ thừa kế của vợ chồng. Nếu một trong hai bên chết trước khi hôn nhân bị hủy và bên còn sống đã được thừa nhận là người thừa kế, thì tư cách người thừa kế sẽ bị tước bỏ.

2. Hậu quả đối với con cái

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái - Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
2000 Ðiều 17 khoản 2, một khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy, thì quyền lợi của con cái được giải quyết như khi ly hôn: cha, mẹ vẫn tiếp tục có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng; con đó, thì có nghĩa vụ cấp dưỡng đồng thời có quyền thăm viếng,...

Vấn đề, dẫu sao, sẽ rất tế nhị trong trường hợp con được sinh ra từ mối quan hệ loạn luân. Có thể thừa nhận rằng con sinh ra từ quan hệ đó là con của cả hai người, được không ?

3. Hậu quả đối với người thứ ba

Có nên bảo vệ người thứ ba ngay tình ? - Giả thiết được hình dung như sau: một trong
hai bên kết hôn trái pháp luật xác lập với người thứ ba một giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Người thứ ba không biết và không thể biết rằng người cùng giao dịch ở trong tình trạng kết hôn trái pháp luật. Nghĩa vụ của người kết hôn trái pháp luật chưa đến hạn thực hiện, thì việc kết hôn bị hủy. Nếu hôn nhân được duy trì, thì người thứ ba có quyền yêu cầu bất kỳ người nào trong hai người kết hôn thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Luật không trả lời liệu tình trạng liên đới vẫn tiếp tục tồn tại sau khi việc kết hôn bị hủy. Trong suy nghĩ phù hợp với đạo lý, người thứ ba trong giả thiết phải tiếp tục có quyền yêu cầu đối với người không trực tiếp xác lập nghĩa vụ, như là một người có nghĩa vụ liên đới.


MỤC II. QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG

Khái niệm - Nếu kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn, thì quan
hệ chung sống như vợ chồng là quan hệ vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Quan hệ ấy có thể được xác lập không phù hợp với các điều kiện về nội dung kết hôn, nhưng cũng có thể hoàn toàn phù hợp với các điều kiện ấy.

A. Quan hệ chung sống như vợ chồng vi phạm các điều kiện về nội dung kết hôn

Sự hình thành quan hệ - Quan hệ như vợ chồng có thể hình thành theo một trong hai cách:

- Hoặc đó là sự duy trì quan hệ như vợ chồng giữa những người kết hôn trái pháp luật sau khi hôn nhân bị hủy theo một quyết định của Tòa án;
- Hoặc đó là sự xác lập quan hệ vợ chồng mặc nhiên giữa những người biết rõ rằng họ không có quyền đăng ký kết hôn nhưng vẫn muốn chung sống như vợ chồng.

Hệ quả pháp lý của quan hệ - Quan hệ vợ chồng vi phạm các điều kiện về nội dung kếT hôn là quan hệ vợ chồng trái pháp luật. Tuy nhiên, việc xác lập và duy trì quan hệ đó chỉ bị chế tài về hành chính hoặc hình sự trong một số trường hợp - loạn luân, vi phạm chế độ một vợ một chồng, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn,... Trong khung cảnh của luật thực định, chỉ có một điều chắn chắïn: giữa những người này và con cái luôn có quan hệ cha mẹ và con và quan hệ ấy làm phát sinh tất cả các quyền và nghĩa vụ hỗ tương của cha mẹ và con theo đúng pháp luật hôn nhân và gia đình.

B. Quan hệ chung sống như vợ, chồng không vi phạm các điều kiện về nội dung kết hôn

1. Hôn nhân thực tế

Khái niệm - Hôn nhân thực tế là một quan hệ thực tế, xác lập giữa hai người, một nam
nam và một nữ, có đủ các điều kiện để kết hôn, chung sống với nhau như vợ chồng, nhưng lại không đăng kỳ kết hôn.

Có thể có khái niệm hôn nhân trắng: hai người kết hôn với nhau có đăng ký kết hôn, nhưng lại không thực sự chung sống với nhau như vợ chồng, nhất là không có quan hệ hôn nhân về phương diện vật chất, thể xác. Nhưng khó có thể hình dung khái niệm hôn nhân thực tế trắng: không thực sự chung sống với nhau như vợ chồng mà cũng không đăng ký kết hôn, thì hai bên không là gì đối với nhau cũng như đối với người thứ ba. Trái lại, trong xã hội Việt Nam có thể có cả hôn nhân lạnh và hôn nhân thực tế lạnh: sau một thời gian chung sống như vợ chồng (có hoặc không có đăng ký kết hôn), các bên không còn thương yêu nhau nữa nhưng lại không muốn cắt đứt quan hệ, vì những lý do đạo đức.

Lịch sử của hôn nhân thực tế - Có một thời kỳ dài hôn nhân thực tế được thừa nhận trong thực tiễn giao dịch, như là một chế định bổ khuyết có tác dụng khắc phục những khó khăn trong việc thiết lập hệ thống hộ tịch trên phạm vi cả nước (khó khăn do chiến tranh), cũng như trong việc cải tạo nhận thức của một bộ phận dân cư về hôn nhân và gia đình. Có người muốn đăng ký kết hôn ngay khi xác lập quan hệ hôn nhân mà không thể đăng ký được vì cơ quan hộ tịch chưa được thành lập ở nơi cư trú; sau nhiều năm, lớn tuổi, cư xử với người bạn đời như vơ chồng đã thành phản xạ tự nhiên, có con, có tài sản chung, người này nhận thấy việc đăng ký trở thành một thủ tục không bình thường, thậm chí còn có tác dụng hạ thấp giá trị của mối quan hệ hôn nhân mà mình đã xác lập (thực tế) từ lâu. Có người khác, do sự lạc hậu trong nhận thức, cho rằng việc đăng ký kết hôn chỉ là thủ tục mang tính hình thức, rằng chính những nghi thức kết hôn được thiết lập trong tục lệ mới là những thủ tục mang tính đạo đức và thực sự có giá trị trong việc xác lập quan hệ hôn nhân dưới mắt cộng đồng.

Người làm luật không bao giờ thừa nhận giá trị của hôn nhân thực tế. Nhưng cơ quan xét xử, về phần mình, cho rằng có thể coi là có quan hệ vợ chồng (thực tế), một khi các đương sự cư xử với nhau như vợ chồng, sống chung và gánh vác công việc gia đình; tư ách vợ, chồng của các đương sự, vả lại, phải được gia đình hai bên và xã hội thừa nhận. Riêng đối với các trường hợp sống chung sau khi Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực, thì chỉ có các trường hợp mà hai người chung sống có tài sản chung hoặc có con chung mới được đồng hóa với trường hợp hôn nhân thực tế.

Việc thừa nhận hôn nhân thực tế khiến cho cơ quan xét xử gặûp không ít khó khăn trong việc giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình. Ðôi khi, cơ quan xét xử còn nhầm lẫn: một quan hệ hôn nhân thực tế có thực có thể bị phủ nhận; trong khi một quan hệ chung sống hoàn toàn mang tính xác thịt và tạm bợ lại được thừa nhận có giá trị như quan hệ hôn nhân (thực tế). Việc ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có thể coi như là một dấu chấm hết đối với thời kỳ thừa nhận hôn nhân thực tế và cả đối với thời kỳ khó khăn của các thẩm phán về hôn nhân và gia đình. Từ nay, hôn nhân thực tế được hiểu là tình trạng chung sống tự do như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Dẫu sao, việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, dù không vi phạm các điều kiện về nội dung kết hôn, trong khung cảnh của xã hội đương đại, còn là một hiện tượng xã hội chứ không chỉ đơn giản là tàn dư của chiến tranh hay của những lề thói lạc hậu[1]. Người làm luật không khuyến khích sự phát triển của hiện tượng đó, nhưng cũng không thể coi đó như là một quan hệ xác lập trái pháp luật. Không trái pháp luật và cũng không hẳn có tính chất cá biệt, ngoại lệ, quan hệ như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn cần được pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay, loại quan hệ này vẫn chưa được luật viết dành cho sự quan tâm đúng mức. Ðơn giản, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định rằng nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng, thì không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng.

2. Tình trạng chung sống tự do như vợ chồng

a. Quan hệ giữa hai người chung sống với nhau như vợ và chồng

Không có các mối liên hệ pháp lý của vợ chồng - Không phải là vợ chồng theo nghĩa
của luật, những người có quan hệ như vợ chồng không có nghĩa vụ chung sống và các nghĩa vụ đặc trưng của quan hệ vợ chồng: nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, đùm bọc, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Về phương diện tài sản, những người chung sống như vợ chồng không có tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Tài sản do một người tạo ra thuộc quyền sở hữûu của người đó; tài sản được hai người cùng tạo ra thuộc sở hữu chung theo phần giữa họ. Các nghĩa vụ tài sản do một người xác lập . Ngay cả trong trường hợp nghĩa vụ tài sản được xác lập nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình, thì nghĩa vụ cũng chỉ ràng buộc chính người xác lập giao dịch. Việc sử dụng, định đoạt tài sản chịu sự chi phối của luật chung về quyền sở hữu.

Giữa những người chung sống với nhau như vợ chồng không có quan hệ nuôi dưỡng và do đó, các bên không có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với nhau.

Trong trường hợp một bên bị tuyên bố mất năng lực hành vi, bên kia không phải là giám hộ đương nhiên.

b. Quan hệ giữa hai người chung sống với nhau như vợ chồng và người thứ ba

Nguyên tắc - Ðối với người thứ ba, quan hệ chung sống như vợ chồng mà không có
đăng ký kết hôn không phải là quan hệ vợ chồng. Do đó, các giao dịch mà người thứ ba xác lập với những người có quan hệ chung sống như vợ chồng chịu sự chi phối của luật chung. Những người chung sống như vợ chồng chỉ liên đới chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch ấy, nếu họ bày tỏ ý chí rõ ràng về việc thiết lập tình trạng liên đới đó hoặc nếu pháp luật có quy định.

Trong trường hợp một bên xác lập một giao dịch nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình, thì bên kia vẫn không chịu trách nhiệm liên đới. Giải pháp này rõ ràng không thuận lợi đối với người thứ ba: cứ mỗi lần xác lập giao dịch với một người có vẻ như có vợ (chồng), người thứ ba phải yêu cầu người đó phải xuất trình giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ?

Trong trường hợp một trong hai bên chung sống như vợ chồng bị người thứ ba gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe mà bên kia không được nuôi dưỡng một cách bình thường, thì thiệt hại do bên kia gánh chịu không được tính vào thiệt hại mà người thứ ba phải bồi thường.

Trường hợp thuê nhà ở - Theo BLDS Ðiều 500, trong trường hợp bên thuê nhà chết mà vẫn còn thời hạn thuê, thì người cùng chung sống với bên thuê có quyền tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê cho đến khi hết hạn. Luật không phân biệt người chung sống với người thuê có quan hệ gì với người thuê; bởi vậy, người chung sống với người thuê như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn cũng có quyền đó. Song, hình như người làm luật không có ý định mở rộng diện thụ hưởng quy định này ra đến những trường hợp chung sống mà vi phạm các điều kiện về nội dung kết hôn.

Trường hợp một trong hai bên trước đây đã ly hôn và được cấïp dưỡng - Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 61 khoản 6, nếu bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác, thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt. Liệu quy định đó có được áp dụng cả cho trường hợp bện được cấp dưỡng sau khi ly hôn không kết hôn mà chỉ chung sống như vợ chồng với người khác ? Suy cho cùng, chính trường hợp thứ hai này có ý nghĩa thực tiễn rõ nét hơn trường hợp được luật dự kiến. Trong khung cảnh của luật viết, ta chưa có câu trả lời chắc chắn. Thông thường, người đã lý hôn mà chung sống như vợ chồng với người khác sẽ tự động không yêu cầu cấp dưỡng tiếp; người chung sống như vợ chồng với người đó, về phần mình, cũng thường không muốn người cùng chung sống tiếp tục nhận tiền cấp dưỡng của vợ chồng cũ của người đó...

c. Quan hệ giữa hai người chung sống với nhau như vợ chồng và con cái

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái - Chủ trương của người làm luật là: quan hệ
cha mẹ-con cái không bị ảnh hưởng bởi việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ giữa cha, mẹ cũng không lệ thuộc vào tính chất của quan hệ giữa cha và mẹ. Dù cha, mẹ có kết hôn hay không kết hôn, dù cha và mẹ còn chung sống hay đã chia tay với nhau, các quyền và nghĩa vụ hỗ tương giữa cha mẹ và con vẫn tồn tại. Bởi vậy, những người chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái và ngược lại, theo đúng các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Xác lập quan hệ cha mẹ-con cái - Trong trường hợp có tranh chấp về việc xác lập quan hệ cha mẹ-con cái, sự suy đoán của luật trong việc xác định cha, mẹ, quy định tại Luật hôn nhân và gia đình Ðiều 63 khoản 1, không được áp dụng đối với con sinh ra từ quan hệ chung sống như vợ chồng. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Giữa những người chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không có thời kỳ hôn nhân theo định nghĩa của luật. Có vẻ như cả trong trường hợp quan hệ hôn nhân hình thành từ việc kết hôn trái pháp luật và việc kết hôn ấy đã bị hủy, thì con sinh ra trong thời kỳ giữa ngày đăng ký kết hôn trái pháp luật và ngày có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn ấy hoặûc do người mẹ có thai trong thời kỳ ấy cũng không được suy đoán là con chung của hai người.

3. Chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng

Theo thỏa thuận hoặc theo ý chí của một bên - Không được pháp luật thừa nhận như là
quan hệ vợ chồng chính thức, quan hệ vợ chồng không có đăng ký kết hôn không thể chấm dứt trong lúc cả hai bên còn sống bằng con đường ly hôn. Trên thực tế, quan hệ vợ chồng không có đăng ký kết hôn có thể chấm dứt theo sáng kiến của một bên mà không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý đối với bên kia. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc chấm dứt quan hệ đó.

Trường hợp một bên chết - Khi một bên chết, thì quan hệ chung sống như vợ chồng cũng đương nhiên chấm dứt

Hệ quả về tài sản - Việc thanh toán tài sản được thực hiện giống như thanh toán một công ty thực tế: tài sản riêng của người nào, người đó lấy lại; tài sản thuộc sở hữu chung theo phần được chia theo luật chung; người đã đóng góp vào việc làm tăng giá trị của tài sản thuộc về người kia có quyền yêu cầu hoàn lại phần giá trị gia tăng đó theo đúng các quy định về hiệu lực của tình trạng được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật. Việc phân chia có thể được thực hiện theo sự thỏa thuận giữa hai bên; trong trường hợp quan hệ như vợ, chồng chấm dứt do có người chết, thì người còn sống thỏa thuận việc phân chia với những người thừa kế của người chết. Nếu giữa các bên không có sự thỏa thuận cần thiết, thì một bên hoặc cả hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Pháp luật không thừa nhận quyền thừa kế của người chung sống như vợ chồng đối với di sản của người chết trước. Tuy nhiên, một khi quan hệ đã đặt cơ sở cho sự thành lập và phát triển của một gia đình thực sự, có cha mẹ và con, thì người còn sống thường được những người khác trong gia đình coi như là người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của người chết, bên cạnh con cái và cha mẹ của người chết. Nếu không có tranh chấp, cơ quan công chứng vẫn có xu hướng dựa vào hôn nhân thực tế để thừa nhận quyền thừa kế của người đó.

Quyền và nghĩa vụ đối với con cái. Luật chỉ giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái trong trường hợp ly hôn và trong trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật. Thông thường, khi hai bên chung sống như vợ chồng quyết định chấm dứt quan hệ, thì giữa họ cũng có được sự thỏa thuận cần thiết về việc trông giữ các con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động. Nếu giữa các bên không đạt được sự thỏa thuận đó, thì, theo yêu cầu của họ, Tòa án có thể giải quyết bằng cách vận dụng các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn.





Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 203
Tham gia ngày : 04/04/2012
Tuổi (Age) : 45
Đến từ : Hà Nội 2

https://vb2k11b.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

BÀI GIẢNG - LUẬT HÔN NHAU VÀ GIA ĐÌNH Empty BÀI THỨ BA:THỜI KỲ HÔN NHÂN

Bài gửi  Admin Wed Apr 25, 2012 9:42 am

BÀI THỨ BA: THỜI KỲ HÔN NHÂN
******
MỤC I: QUAN HỆ NHÂN THÂN
I. Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng
A. Nội dung các nghĩa vụ của vợ chồng
B. Tự do cá nhân tương đối trong cuộc sống vợ chồng

II. Quan hệ nhân thân giữa cha mẹ và con
A. Quyền của cha mẹ
1. Quyền và nghĩa vụ trong nom
2. Quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng
3. Quyền và nghĩa vụ giáo dục
B. Thực hiện quyền của cha mẹ
1. Mô hình mẫu
2. Đơn phương thực hiện quyền của cha mẹ
C. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên
D. Chấm dứt quyền của cha mẹ

III. Quan hệ nhân thân giữa ông bà và cháu

IV. Quan hệ nhân thân giữa anh, chị, em

MỤC II: QUAN HỆ TÀI SẢN
I. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng

A. Các qui tắc nề tản về pháp lý
1. Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc quản lý công việc của gia đình
2. Nhu cầu của gia đình
B. Đại diện cho nhau

II. Quan hệ tài sản giữa cha, mẹ và con cái

III. Tài sản của hộ gia đình

Kết hôn là bước khởi đầu của cuộc sống vợ chồng. Không chỉ có thế, kết hôn còn được coi là bước khởi đầu của sự thành lập gia đình. Theo một nghĩa nào đó, ta nói rằng gia đình là tập hợp những mối quan hệ giữa những con người gắn bó với nhau do mối liên hệ huyết thống hoặc hôn nhân. Những mối quan hệ ấy có thể được xếp thành hai nhóm: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

MỤC I. QUAN HỆ NHÂN THÂN
I. Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng
Quan hệ vợ chồng và quan hệ chung sống tự do. Những người chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có thể xác định một cách tự do nội dung mối quan hệ giữa họ, đặc biệt là nội dung của các quyền và nghĩa vụ hỗ tương trong cuộc sống chung. Sự thỏa thuận đó không có tính pháp lý và cũng được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của bộ máy Nhà nước. Các quan hệ giữa vợ và chồng, trái lại, được pháp luật chi phối. Một số quan hệ được điều chỉnh bằng các quy tắc mang tính mệnh lệnh bắt buộc mà vợ chồng không thể thay thế bằng các thỏa thuận ngược lại.

A. Nội dung các nghĩa vụ của vợ chồng

Nghĩa vụ chung sống. Hôn nhân trước hết là cuộc sống chung giữa người đàn ông và người đàn bà: chung nhà, chung bàn và chung chăn gối. Tất nhiên, vợ và chồng không nhất thiết phải ở chung, ăn chung, ngủ chung một cách liên tục, thường xuyên trong suốt thời kỳ hôn nhân; song, ít nhất giữa họ luôn phải có mối liên hệ sâu đậm về phương diện sinh hoạt vật chất và thân xác. Luật hôn nhân và gia đình không ghi nhận một cách rõ ràng nghĩa vụ chung sống; tuy nhiên, không thể nói rằng mục đích (lành mạnh) của hôn nhân đã đạt được một khi hai bên kết hôn không thực sự chung sống với nhau.

Một trong những điều kiện cần thiết của cuộc sống chung là vợ chồng có nơi cư trú chung. ùNơi cư trú của vợ chồng là nơi vợ chồng sống chung và được xác định theo điều 48 BLDS (BLDS Ðiều 51). Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa vợ và chồng: Nợi cư trú của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán, địa giới hành chính (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 20). Luật có nói thêm rằng vợ chồng có thể có nơi cư trú khác nhau, nếu có thỏa thuận (BLDS Ðiều 51). Thế nhưng, điều đó không có nghĩa rằng người làm luật cho phép vợ chồng tự do thỏa thuận về việc không chung sống dưới cùng một mái nhà, như là một cách để thực hiện nghĩa vụ chung sống. Suy cho cùng, việc xác định nơi cư trú khác nhau của vợ chồng chỉ có giá trị, nếu nó phù hợp với lợi ích của hôn nhân, đặc biệt là nhằm tạo điều kiện để củng cố quan hệ vợ chồng, chứ không phải nhằm giết chết quan hệ đó. Do nhu cầu công tác, người chồng phải thường xuyên ở một nơi, người vợ một nơi khác; vợ chồng chấp nhận tình cảnh đó, vì sự chấp nhận đó cần thiết cho việc xây dựng sự nghiệp của người chồng, đồng thời cũng là sự nghiệp của gia đình. Trái lại, nếu vợ chồng thỏa thuận về việc mỗi người cư trú một nơi chỉ vì mỗi lý do không muốn sống gần nhau nữa, thì không thể nói đó là sự thỏa thuận nhằm củng cố quan hệ vợ chồng. Có thể nói rằng việc thỏa thuận sống riêng mà không nhằm mục đích vun đắp tình nghĩa vợ chồng chỉ có thể là sự thỏa thuận ly thân. Trong luật hiện hành, ly thân là một tình trạng mà người làm luật không cấm nhưng cũng không thừa nhận về mặt pháp lý.

Dẫu sao, trong khung cảnh của luật viết, nghĩa vụ chung sống không thể được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế. Việc vi phạm nghĩa vụ chung sống, trên nguyên tắc, không bị chế tài về phương diện pháp lý[1]ü, cũng không phải là lý do trực tiếp để ly hôn. Song, trong trường hợp một bên muốn chung sống, cụ thể là muốn cư trú tại nơi cư trú của bên kia, thì bên kia không có quyền từ chối tiếp nhận; nếu không, bên kia có thể bị chế tài về hành chính hoặc hình sự do có hành vi ngược đãi vợ (chồng) mình. Mặt khác, khó có thể coi là có vi phạm nghĩa vụ chung sống, nếu vợ (chồng) từ chối sống ở nơi cư trú của người còn lại chỉ vì cuộc sống chung tỏ ra không thể chịu đựng được do cách cư xử thô bạo của người còn lại.

Nghĩa vụ yêu thương và chung thủy. Suy cho cùng, yêu thương là tiền đề của chung thủy, bởi, theo Engels, Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ. Luật không định nghĩa cụm từ chung thủy; vậy có nghĩa rằng cũng không có khái niệm pháp lý về sự không chung thủy. Ơí điểm này, tục lệ phải can thiệp. Có thể dễ dàng chấp nhận rằng hành vi ngoại tình là biểu hiện của sự không chung thủy. Có một thời, thái độ lẳng lơ của người đàn bà cũng được coi là biểu hiện không chung thủy đối với người chồng, dù có thể không có sự chung đụng thân xác của người đàn bà với người khác. Cách xét đoán khắt khe đó đang dần dần bị loại bỏ ra khỏi tâm lý người dân, nhưng hình như vẫn còn tồn tại trong tâm lý nông dân.

Vi phạm nghĩa vụ chung thủy, người vi phạm có thể bị chế tài về hành chính hoặc hình sự trong trường hợp quan hệ với người khác có đầy đủ các đặc điểm về nội dung của quan hệ vợ chồng. Song, nghĩa vụ chung thủy, cũng như nghĩa vụ chung sống không thể được thực hiện dưới sự cưỡng chế và cũng không phải là lý do trực tiếp để ly hôn.

Mặt phương diện nghi lễ, nghĩa vụ yêu thương và chung thủy thể hiện thành nghĩa vụ tôn trọng lẫn nhau và cư xử với nhau một cách thanh lịch, văn minh: Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, uy tín của nhau (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 21 khoản 1). Sự ngược đãi, hành hạ của một người đối với người còn lại, trong những trường hợp đặc thù, có thể bị chế tài về hình sự (BLHS Ðiều 151). Cũng như vậy, trong trường hợp thái độ cư xử của một người đối với người còn lại thể hiện sự xúc phạm nghiêm trọng đối với danh dự, nhân phẩm của người còn lại (BLHS Ðiều 121). Trong tình trạng hiện tại của thực tiễn giao dịch, các quy định này tỏ ra rất cần thiết để ngăn chặn sự phát triển của tình trạng bạo hành đối với người phụ nữ, tình trạng có nguồn gốc từ sự xung đột giữa xu hướng đưa người phụ nữ hòa nhập vào đời sống cộng đồng như một chủ thể đầy đủ của xã hội công dân và tư duy cũ về sự phụ thuộc của người đàn bà vào người đàn ông.

Nghĩa vụ chăm sóc và giúp đỡ nhau. Câu chữ của luật khá cô đọng. Sự hỗ trợ và giúp đỡ có hai mặt - Vật chất và tinh thần. Về phương diện vật chất, vợ chồng có nghĩa vụ hợp tác trong việc bảo đảm việc đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hợp lý của gia đình, của mỗi cá nhân. Về phương diện tinh thần, vợ chồng phải dành cho nhau sự chăm sóc tận tụy, cả trong sinh hoạt bình thường cũng như trong lúc ốm đau hoặc khó khăn. Trong quan hệ với người thứ ba, vợ chồng phải đoàn kết và tương trợ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhau cũng như của gia đình: Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 21 khoản 2). Trong đời sống nghề nghiệp, vợ chồng phải động viên nhau để mỗi người có thể hoàn thành chức nghiệp của mình.

Nghĩa vụ hỗ trợ và giúp đỡ, ở góc độ vật chất, có thể được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế trong trường hợp nó được đồng hóa với nghĩa vụ nuôi dưỡng.

B. Tự do cá nhân tương đối trong cuộc sống vợ chồng


Dù gắn bó với nhau đến mức nào, vợ chồng, trong chừng mực nào đó, vẫn tồn tại như những cá nhân, nhất là trong nhiều quan hệ đặc thù với người thứ ba. Cá nhân, vợ hoặc chồng phải có quyền xử sự với tư cách đó trong những trường hợp nhất định và luật phải tạo điều kiện để cá nhân hành động trong những trường hợp đó; vợ, chồng, về phần mình, có nghĩa vụ tạo điều kiện cho nhau để mỗi người có thể thực hiện quyền tự do cá nhân của mình.

Tự do lựa chọn nghề nghiệp. Quyền tự do của vợ, chồng trong việc lựa chọn nghề nghiệp được ghi nhận rõ nét hơn trong các luật hôn nhân và gia đình trước đây[1]. Có thể hiểu được thái độ kiên quyết, dứt khoát của người làm luật lúc ấy: xã hội Việt Nam, gia đình Việt Nam mới vừa bước ra khỏi đêm đen của chủ nghĩa thực dân-phong kiến, của chế độ gia đình phụ quyền; người phụ nữ mới vừa được giải phóng; luật cần có những quy định thật rõ, có tác dụng khẳng định chủ trương của Nhà nước về việc thiết lập nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Trong luật hiện hành quyền này được tiếp tục thừa nhận, nhưng được diễn đạt một cách nhẹ nhàng và thấu tình đạt lý hơn trước: Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp, học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 25). Sự lựa chọn nghề nghiệp từ nay vẫn có thể do một người quyết định, nhưng người còn lại có quyền tham gia ý kiến, dù người dự định lựa chọn nghề nghiệp có thể không nghe theo ý kiến đó. Nếu do sự bất đồng trong việc lựa chọn nghề nghiệp mà tình cảm giữa vợ và chồng không còn, không thể tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân, thì một bên hoặc cả hai bên có thể xin ly hôn.

Tự do tín ngưỡng. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 22). Thông thường, vấn đề tín ngưỡng được các bên giải quyết trước khi kết hôn. Tuy nhiên, có trường hợp một trong hai người muốn thay đổi tín ngưỡng trong thời kỳ hôn nhân. Khi đó, người còn lại có thể có ý kiến riêng, nhưng không thể áp đặt tín ngưỡng của mình cho người muốn thay đổi.

II. Quan hệ nhân thân giữa cha mẹ và con

A. Quyền của cha mẹ.


Người có quyền cha mẹ. Tất nhiên, người có quyền cha mẹ trước hết là cha mẹ. Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, chỉ có quan hệ giữa cha mẹ và con được luật đề cập và, do đó, có vẻ như ông bà không có quyền gì đối với cháu, anh, chị, em không có quyền gì đối với nhau. Thực ra, các quan hệ ấy tồn tại từ nhiều trăm năm trong tục lệ và chịu sự chi phối của tục lệ trong điều kiện không có các quy định của luật viết. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chính thức thừa nhận các quan hệ ấy. Trong khung cảnh của luật thực định, ông, bà, anh, chị, em được coi như những người có quyền cha mẹ trong trường hợp cha mẹ không còn; nhưng ông bà chỉ được trao quyền cha mẹ một cách trọn vẹn trong trường hợp cháu không còn anh, chị, em, như ta sẽ thấy sau đây.

Quyền và quyền gắn liền với nghĩa vụ. Có một thời kỳ dài, cha mẹ, ông bà ở Việt Nam chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ đối với con cái, đặc biệt là nghĩa vụ nuôi dưỡng. Vả lại, quyền của cha mẹ, ông bà ngày xưa gần như vô hạn. Có thể so sánh quyền của cha mẹ mẹ ngày xưa đối với con cái như một thứ quyền sở hữu. Có đối tượng là con người, quyền sở hữu trở thành một thứ gì đó giống như quyền sinh sát: cha mẹ có quyền yêu cầu con làm một việc, không cho con làm một việc khác, để cho con sống hoặc buộc con phải chết mà con không được phép có sự lựa chọn khác.

Quyền của cha mẹ trong xã hội hiện đại được thừa nhận chủ yếu nhằm tạo điều kiện để cha mẹ thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với con. Suy cho cùng, trong các quyền của cha mẹ đều có yếu tố nghĩa vụ và ngược lại, các nghĩa vụ của cha mẹ đều thể hiện quyền cha mẹ.

Nguyên tắc bình đẳng giữa các con. Khi xây dựng chế định quyền của cha mẹ, luật chỉ dựa vào sự tồn tại của quan hệ cha mẹ-con cái. Luật không phân biệt tính chất của quan hệ đó tùy theo tính chất của mối quan hệ giữa cha và mẹ. Bởi vậy, con sinh ra từ quan hệ hôn nhân hợp pháp, từ quan hệ hôn nhân trái pháp luật, từ quan hệ chung sống như vợ chồng, thậm chí, từ các mối quan hệ qua đường giữa cha và mẹ, đều được đối xử ngang nhau. Tuy nhiên, về phương diện thực hiện quyền cha mẹ, sự bình đẳng phải được hiểu theo nghĩa tương đối: con không sống chung với cha mẹ dưới một mái nhà không thể đặt đặt dưới sự kiểm soát, giám sát của cha mẹ cũng như không thể thụ hưởng việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cha mẹ trong cùng những điều kiện như con sống chung với cha mẹ.

Nội dung quyền cha mẹ.Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 34 khoản 1, Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục con để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Nội dung các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khá đa dạng, nhưng nói chung có thể được xếp vào ba nhóm: quyền và nghĩa vụ trông nom, quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và quyền và nghĩa vụ giáo dục.

1. Quyền và nghĩa vụ trông nom


Quyền. Sự trông nom của cha mẹ đối với con không chỉ được hiểu như là sự trông giữî vật chất mà trước hết là tập họp các biện pháp mà cha mẹ có quyền và có nghĩa vụ thực hiện nhằm đặt con dưới sự kiểm soát của mình và sự kiểm soát đó cần thiết cho việc nuôi dạy con có hiệu quả. Trong chừng mực đó, việc bảo đảm sự hiện diện vật chất của con tại nơi mà cha mẹ có thể thực hiện các hoạt động quản lý bình thường đối với các công việc của gia đình, tức là nơi cư trú của cha mẹ. Theo BLDS Ðiều 49 khoản 1, nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha mẹ; nếu cha mẹ có nơi cư trú khác nhau, thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Luật nói thêm rằng người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha mẹ, nếu được cha mẹ đồng ý trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Vậy nghĩa là trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, người chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi không được phép rời khỏi nơi cư trú, một khi chưa được phép của cha mẹ.Quyền cho phép của cha mẹ chắc chắn có giá trị cả đối với người thứ ba.

Vấn đề là: cha mẹ có thể làm gì trong trường hợp con chưa thành niên tự ý rời khỏi nơi cư trú của cha mẹ, dù pháp luật không có quy định khác ? Luật viết còn quy định khá đơn giản về biện pháp chế tài trong trường hợp này. Có hai khả năng: con sống độc lập, một mình ở một căn nhà mà con có quyền sở hữu hoặc con sống với một người khác đã hoặc chưa thành niên. Nếu khả năng thứ nhất xảy ra, thì cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 37 khoản 3). Nếu khả năng thứ hai xảy ra, thì, trên nguyên tắc, vẫn chỉ có thể sử dụng biện pháp vừa nói, đặc biệt là không thể làm được gì người thứ ba. Cá biệt, nếu người thứ ba có hành vi dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm tội, sống sa đọa hoặc chứa chấp người chưa thành niên pháp pháp và người thứ ba ấy đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thì cha mẹ có thể yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự của người này theo BLHS Ðiều 252.

Nghĩa vụ. Vi phạm nghĩa vụ trông nom, trong trường hợp sự vi phạm có tính chất nghiêm trọng, cha mẹ có thể bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 41).

Trông nom con, cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường, bằng tài sản của mình, về những thiệt hại mà con gây ra cho người thứ ba. Tuy nhiên, một khi con chưa thành niên đủ 15 tuổi, thì khối tài sản của cha mẹ chỉ là vật bảo đảm phụ đối với người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại: nếu con có tài sản riêng, thì tài sản của con được ưu tiên dùng để thanh toán nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (BLDS Ðiều 611 khoản 3), chỉ sử dụng tài sản của cha mẹ để bồi thường một khi đã dùng tất cả các tài sản của con mà vẫn không đủ để bù đắp thiệt hại cho người thứ ba. Trái lại, nếu con chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi, thì cha mẹ phải sử dụng trước tài sản của mình để bồi thường (BLDS Ðiều 611 khoản 2), chỉ dùng đến tài sản của con khi nào đã dùng hết tài sản của cha mẹ mà vẫn không đủ để bồi thường. Trong trường hợp đặc thù mà con chưa thành niên là người làm công hoặc học nghề và gây thiệt hại cho người khác trong quá trình làm công, học nghề, thì trước hết người chủ, người dạy nghề phải bồi thường cho người bị thiệt hại (BLDS Ðiều 626); sau đó, nếu người làm công, người học nghề có lỗi, thì người chủ, người dạy nghề có quyền yêu cầu người này hoàn trả khoản tiền bồi thường đó (cùng điều luật); nếu người làm công, người học nghề là người chưa thành niên, thì cha mẹ có trách nhiệm bồi thường theo các quy định được phân tích ở trên.

2. Quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng

Ðùm bọc và cưu mang. Chăm sóc và nuôi dưỡng, cả khi xét ở góc độ thuần túy nghĩa vụ, là một khái niệm rộng hơn cấp dưỡng. Suy cho cùng, cấp dưỡng chỉ là hình thức biểu hiện vật chất của ý thức đoàn kết giữa các thành viên trong cùng một gia đình, trong điều kiện có một thành viên lâm vào hoàn cảnh sống khó khăn và một thành viên khác có khả năng tài chính để giúp đỡ bằng cách cấp cho thành viên gặp khó khăn một số tiền. Chăm sóc và nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con bao hàm việc tạo ra các điều kiện vật chất cần thiết, trong phạm vi khả năng của cha mẹ, cho sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của con.

Trong khung cảnh của luật thực định có vẻ như nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cũng giống nghĩa vụ cấp dưỡng, chấm dứt lúc con đã thành niên và có khả năng lao động. Tuy nhiên, tục lệ gia đình Việt Nam chưa quen với quy tắc này: nếu con thi đỗ vào đại học hoặc được tiếp nhận vào một cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, cha mẹ sẽ tiếp tục chăm lo cho con trong việc học cả về vật chất và tinh thần. Nói chung, tục lệ thừa nhận rằng cha mẹ nuôi dưỡng con chừng nào con chưa đủ sức tự lập; tuy nhiên, nếu cha mẹ ngừng trợ cấp sau khi con đã thành niên và có khả năng lao động, thì cả tục lệ và luật đều không phê phán thái độ đó.

3. Quyền và nghĩa vụ giáo dục

Ðịnh hướng phát triển và giám sát. Giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng nhất, tức là tập hợp các biện pháp mà cha mẹ có quyền và có nghĩa vụ thực hiện nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của con về trí tuệ, tài năng và nhân cách.
- Lựa chọn trường học. Cha mẹ có quyền và có nghĩa vụ lựa chọn Trường nơi con theo học phù hợp với điều kiện đi lại, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình cũng như với năng khiếu của con. Cha mẹ theo dõi, kiểm tra việc học tập của con, một cách độc lập tại gia đình hoặc có hợp tác với nhà trường thông qua tổ chức hội phụ huynh học sinh. Tất nhiên, khi đã có khả năng nhận thức nhất định, con có quyền có ý kiến về việc lựa chọn nơi học tập; cha mẹ, về phần mình, chỉ tham gia ý kiến với tư cách cố vấn.
- Giáo dục đạo đức. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong một môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt về mọi mặt (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 37 khoản 1).
- Hướng nghiệp. Cha mẹ hướng dẫn cho con chọn nghề (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 37 khoản 2). Song, cha mẹ phải tôn trọng quyền chọn nghề của con (cùng điều luật). Cần lưu ý rằng trong khung cảnh của pháp luật lao động hiện hành, con đủ tuổi để giao kết hợp đồng lao động, thì có thể tự mình giao kết và không cần sự đồng ý của cha mẹ.

Quyền và nghĩa vụ giáo dục, trong chừng mực nào đó, thể hiện dưới hình thức quyền và nghĩa vụ giám sát. Cha mẹ, theo tục lệ, có quyền cho phép hoặc không cho phép con chưa thành niên lui tới những nơi nào đó, giao tiếp với người nào đó, kiểm soát thư từ của con cái,... Các quyền này không được ghi nhận trong luật viết, nhưng nếu cha mẹ có thực hiện, thì pháp luật cũng không can thiệp, trừ trường hợp có sự lạm dụng quyền của cha mẹ và sự lạm dụng đó ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển lành mạnh của con.

B. Thực hiện quyền của cha mẹ
1. Mô hình mẫu

Mô hình mẫu, còn có thể gọi là mô hình gia đình bình thường, đặc trưng bằng các yếu tố sau đây: con có đủ cha và mẹ, cha mẹ có đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau, con cùng sống với cha mẹ dưới một mái nhà.

Nguyên tắc thực hiện chung và trực tiếp. Thực hiện trực tiếp, cha mẹ phải là chủ thể năng động, tích cực trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với con và phải à những người trực tiếp thực hiện quyền đó. Không thể hình dung được việc thực hiện quyền cha mẹ thông qua vai trò của người được ủy quyền. Trong trường hợp cha mẹ không còn, thì quyền cha mẹ được chuyển giao cho anh, chị, em hoặc ông bà. Trong trường hợp không có cả anh, chị, em hoặc ông bà, thì quyền cha mẹ được thay thế bằng quyền của người giám hộ.

Thực hiện chung, cha mẹ không thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con một cách phân tán, độc lập, cát cứ. Mỗi người thực hiện quyền của cha mẹ theo thiên chức riêng của người cha và của người mẹ, nhưng trên cơ sở mối quan hệ hợp tác, cũng mang tính thiên chức, của cha và mẹ. Dẫu sao, chung không thể được hiểu một cách máy móc. Thông thường, một người sẽ đưa ra sáng kiến hoặc sẽ thực hiện một mình và người còn lại đồng ý (rành mạch, rõ ràng hoặc mặc nhiên).

Trường hợp cha và mẹ bất đồng ý kiến - Luật chỉ quan tâm đến trường hợp mà, rất tiếc, không phải luôn luôn được ghi nhận trong thực tiễn - trường hợp cha và mẹ đồng ý với nhau về cách thực hiện quyền của cha mẹ đối với con. Trên thực tế, cha và mẹ không ít lần có những bất đồng, khi đó, hoặc con sẽ tuân theo ý chí của người nào tỏ ra là người thực tế nắm quyền chỉ huy trong gia đình[1], hoặc con sẽ không theo ý kiến của ai và đi theo con đường do chính mình vạch ra.

2. Ðơn phương thực hiện quyền của cha mẹ

Các trường hợp thực hiện đơn phương quyền của cha mẹ. Luật chỉ ghi nhận một trường hợp hợp duy nhất mà trong đó cha hoặc mẹ đơn phương thực hiện quyền của cha mẹ đối với con: khi mẹ hoặc cha ở trong tình trạng bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 41 và 42). Thực ra, có những trường hợp khác trong đó cha hoặc mẹ đơn phương thực hiện quyền của cha mẹ đối với con:
- Do mẹ hoặc cha đã chết;
- Do mẹ hoặc cha vắng mặt, mất tích hoặc ở trong tình trạng mất năng lực hành vi.

Quyền của cha hoặc mẹ đơn phương thực hiện quyền của cha mẹ. Một khi cha hoặc mẹ đơn phương đình chỉ thực hiện quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, do mẹ hoặc cha bị hạn chế quyền của cha mẹ, thì người thực hiện quyền của cha mẹ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cả cha và mẹ đối với con (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 điều 43 khoản 1). Hẳn giải pháp này cũng được chấp nhận trong tất cả những trường hợp khác mà cha hoặc mẹ đơn phương thực hiện quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.

Trường hợp cha mẹ ở riêng. Trong khung cảnh của luật hiện hành, việc cha mẹ có nơi cư trú riêng (theo thỏa thuận trong thời kỳ hôn nhân hoặc sau khi ly hôn) không ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền của cha mẹ đối với con. Tuy nhiên, người không sống chung với con một cách thường xuyên chắc chắn không thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trông nom; vấn đề là khi quy định trách nhiệm bồi thường của cha mẹ về những thiệt hại do con chưa thành niên gây ra cho người thứ ba, người làm luật không phân biệt con sống chung hay sống riêng với cha mẹ.

C. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

Các trường hợp hạn chế quyền của cha mẹ. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 41, cha mẹ rơi vào một trong các trường hợp sau đây thì có thể bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, theo một quyết định của Tòa án:

- Bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con;
- Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Có hành vi phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Trong trường hợp thứ nhất, có lẽ việc hạn chế quyền của cha mẹ được ghi nhận ngay trong bản án; còn trong các trường hợp khác, việc hạn chế quyền của cha mẹ hẳn được quyết định theo một thủ tục riêng. Dẫu sao, đây là một chế tài đặc biệt của luật hôn nhân vá gia đình; bởi vậy, dù có được ghi nhận trong một bản án hình sự như trong trường hợp thứ nhất, chế tài này cũng không mang ý nghĩa của một hình phạt hay một biện pháp tư pháp của luật hình.

Thủ tục hạn chế quyền của cha mẹ. Tòa án có thể tự mình mở thủ tục xem xét việc hạn chế quyền của cha mẹ (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 41)[1]. Trong trường hợp Tòa án không tự mình làm việc đó, thì chỉ những người sau đây mới có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 42):

1. Cha, mẹ, người thân thích của con chưa thành niên;
2. Viện kiểm sát;
3. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ

Những người nêu tại điểm 1 và 3 trên đây có quyền trực tiếp yêu cầu Tòa án hoặc gián tiếp yêu cầu thông qua vai trò của Viện kiểm sát. Luật nói thêm rằng cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cũng có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên; tuy nhiên, họ chỉ có quyền gián tiếp yêu cầu Tòa án thông qua Viện kiểm sát (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 42 khoản 4).

Việc hạn chế quyền của cha mẹ đối vơi con được quyết định theo thủ tục chung về tố tụng dân sự, nghĩa là người bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, có thể yêu cầu xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Hiệu lực của quyết định hạn chế quyền của cha mẹ. Luật viết xây dựng các giải pháp của mình tùy theo cả cha và mẹ hoặc chỉ một trong hai người bị hạn chế quyền của cha mẹ (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 43):
1. Trong trường hợp một trong hai người bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, thì người còn lại thực hiện các quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con;
2. Trong trường hợp cả cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, thì việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và việc quản lý tài sản của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ.

Người bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con (cùng điều luật khoản 3). Ðây không phải là một chế tài đối với người bị hạn chế quyền của cha mẹ mà chỉ là hệ quả của việc tước một phần quyền của cha mẹ: ta biết rằng quyền của cha mẹ trong khung cảnh của luật thực định là một quyền đồng thời là một nghĩa vụ; việc hạn chế quyền của cha mẹ có tác dụng treo quyền nhưng không treo nghĩa vụ.

Thời hạn hạn chế quyền của cha mẹ không ngắn hơn 1 năm và không dài hơn 5 năm. Theo câu chữ của luật viết, có thể nghĩ rằng, khi thời hạn hạn chế quyền của cha mẹ đã hết, thì việc khôi phục quyền cha mẹ là đương nhiên chứ không cần thủ tục xóa án như đối với án tích về hình sự.

D. Chấm dứt quyền của cha mẹ

Có hay không việc chấm dứt quyền cha mẹ ?. Luật không dự kiến việc chấm dứt quyền của cha mẹ đối với con. Có lẽ do người làm luật thấy không cần thiết. Ðến một lúc nào đó, con được luật thừa nhận có đầy đủ năng lực hành vi và do đó có quyền tự mình quyết định con đường đi của mình. Thậm chí, trước khi con đạt đến độ tuổi nhất định để được thừa nhận có đầy đủ năng lực hành vi, con cũng đã dần dần ý thức được các quyền tự do cá nhân của mình cũng như dần dầìn xây dựng cho mình thế giới quan và nhân sinh quan riêng; cha mẹ, về phần mình, sẽ dần có xu hướng chuyển thái độ cư xử, trong khuôn khổ thực hiện quyền của cha mẹ, từ sự dẫn dắt chủ động, trực tiếp sang hướng dẫn, gợi ý, cố vấn, giúp đỡ,... Nói riêng về việc chọn nghề, con đã thành niên có toàn quyền quyết định hướng đi cho đời sống nghề nghiệp của mình, cha mẹ không thể áp đặt: nếu con quyết định thi vào trường Y, cha mẹ không thể buộc con, theo ý họ, thi vào trường Kỹ thuật[1].

Về mặt lý thuyết, cha mẹ không còn nghĩa vụ nuôi dưỡng khi con đã đạt tuổi thành niên, trừ trường hợp con bị tật nguyền mà không có khả năng lao động và cũng không có tài sản riêng để tự nuôi mình : nếu con đã thành niên mà ở trong tình trạng mất năng lực hành vi, thì con sẽ được đặt dưới chế độ giám hộ. Cha mẹ cũng không có nghĩa vụ trông nom con đã thành niên: con đã thành niên có quyền có nơi cư trú riêng; con đã thành niên mà gây thiệt hại cho người thứ ba, thì phải tự bồi thường (BLDS Ðiều 611 khoản 1).

Tuy nhiên, dù ở tuổi nào và giữ cương vị xã hội nào, con luôn có nghĩa vụ chăm sóc, kính trọng và lắng nghe lời khuyên bảo của cha, mẹ. Một cách tổng quát, ta nói rằng quyền cha mẹ gắn liền với sự tồn tại của quan hệ cha mẹ-con mà nội dung có thể được điều chỉnh theo thời gian cho phù hợp với tuổi tác, hoàn cảnh, điều kiện sống của các chủ thể của quan hệ.

Trường hợp con đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi. Theo pháp luật dân sự hiện hành, trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, thì người này có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không đòi hỏi có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (BLDS 22). Với quy định ấy, thì con chưa thành niên, trên nguyên tắc, có quyền tự mình giao dịch bằng tài sản của mình mà không cần được sự cho phép của cha mẹ. Các quy định cấm con chưa thành niên đủ 18 tuổi độc lập giao dịch không nhiều lắm trong luật viết hiện hành. Theo BLDS Ðiều 655 khoản 2, con chưa thành niên đủ 15 tuổi chỉ có thể lập di chúc với sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Trong khung cảnh của luật viết, có vẻ như con chưa thành niên đủ 15 tuổi có thể xác lập các giao dịch quan trọng như thế chấp, mua bán bất động sản. Song, thực tiễn tỏ ra rất dè dặt đối với kết luận đó.

Quan hệ giữa cha (mẹ) kế và con riêng của vợ (chồng). Cho đến khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, quan hệ giữa cha mẹ kế và con riêng của vợ (chồng) chỉ được người làm luật nhắc tới ở góc độ thừa kế và trong trường hợp hết sức đặc thù mà các đương sự cư xử với nhau như cha mẹ ruột và con ruột. Cách cư xử đó, về phần mình, lại chỉ xuất phát từ ý chí của các đương sự chứ không phải do đòi hỏi của luật.

Luật hôn nhân và gia đình đồng hóa quan hệ ấy, về phương diện nhân thân, với quan hệ giữa cha mẹ ruột và con ruột. Theo khoản 1 Ðiều 27 của Luật, bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình theo quy định tại các Ðiều 34, 36 và 37 của Luật; theo khoản 2 Ðiều 37, con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình, theo quy định tại các Ðiều 35 và 36 của Luật. Song, cần nhấn mạnh rằng để các quyền và nghĩa vụ ấy phát sinh, các đương sự phải cùng sống với nhau dưới một mái nhà.

Luật cũng cấm các đương sự có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 38 khoản 3). Tuy nhiên, nếu thực hiện hành vi ấy ở mức độ nghiêm trọng, người thực hiện hành vi chỉ bị chế tài theo Ðiều 151 BLHS trong trường hợp nạn nhân là người nuôi dưỡng mình.

III. Quan hệ nhân thân giữa ông bà và cháu
Gia đình ba thế hệ - Sự phát triển của mô hình gia đình hộ - chỉ gồm có vợ chồng và các con - có phần chựng lại ở các đô thị Việt Nam sau khi có chính sách đổi mới; trong khi đó, mô hình gia đình ba thế hệ - ông bà (thường là ông bà nội), cha mẹ và con - lại đang dần được khôi phục. Mô hình này vẫn được duy trì như là khuôn mẫu gia đình ở nông thôn cả trong thời kỳ đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ghi nhận sự sống lại của mô hình gia đình ba thế hệ và xây dựng một số quy tắc chi phối các quan hệ giữa các thành viên thuộc thế hệ khác nhau.

Quan hệ giữa ông bà và cha mẹ được điều chỉnh bởïi các quy tắc liên quan đến cha mẹ và con.

Quan hệ giữa ông bà và cháu được chi phối bởi các quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 47:

Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu; sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Ðiều 48 của Luật này[1], thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.

Thực ra, các quyền và nghĩa vụ ghi nhận trên đây được thừa nhận cả trong trường hợp ông bà không sống chung với cháu. Riêng nghĩa vụ nuôi dưỡng chỉ được đặt thành vấn đề pháp lý trong trường hợp cha mẹ không còn hoặc còn nhưng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng của mình đối với con và ông bà.

IV. Quan hệ nhân thân giữa anh, chị, em

Tình anh em. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 48, anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Cũng như các quyền và nghĩa vụ hỗ tương giữa ông bà và cháu, các quyền và nghĩa vụ hỗ tương giữa các anh, chị, em tồn tại cả trong trường hợp anh, chị, em không sống dưới cùng một mái nhà.

MỤC II. QUAN HỆ TÀI SẢN

I. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng


Chế độ tài sản. Trong luật Việt Nam hiện hành, tất cả các cặp vợ chồng, về mặt quan hệ tài sản, đều chịu sự chi phối của một chế độ duy nhất, chế độ pháp định. Về nội dung, chế độ tài sản pháp định của vợ chồng có rất nhiều nét cơ bản giống với chế độ pháp định được xây dựng trong luật của Pháp. Việc tìm hiểu chế độ này sẽ được thực hiện trong khuôn khổ một môn học riêng. Mặt khác, luật hiện hành thừa nhận rằng ngay trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể tiến hành phân chia tài sản chung trong một vài trường hợp được luật dự kiến.

A. Các quy tắc nền tảng về quản lý

1. Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc quản lý công việc gia đình


Có quyền và thực hiện quyền. Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 19). Ngang nhau, các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quản lý công việc của gia đình có tác dụng thiết lập tình trạng cộng đồng quản lý đối với các công việc đó. Gia đình hiện đại, khác với gia đình cổ, có đến hai người đứng đầu. Ðiều đó không nhất thiết có nghĩa rằng cả hai người đều phải cùng nhau thực hiện công việc quản lý; song, ở góc độ ra quyết định, công tác quản lý dựa trên sự nhất trí của cả hai người. Tùy tính chất, tầm quan trọng của công việc, sự nhất trí có thể được suy đoán dựa vào thái độ chấp nhận mặc nhiên hoặc cần phải được bày tỏ một cách rõ ràng.

Ðối tượng quản lý bao gồm tất cả các công việc gắn liền với lợi ích vật chất và tinh thần của gia đình. Lợi ích đó cũng là mục đích của công tác quản lý.

2. Nhu cầu của gia đình.


Nguyên tắc. Vợ hoặc chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 25). Tình trạng liên đới được xác lập trên cơ sở quan hệ hôn nhân chứ không dựa vào quan hệ chung sống của vợ chồng. Bởi vậy, sự liên đới không tồn tại giữa hai người chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; trái lại, sự liên đới tồn tại cả trong trường hợp vợ chồng kết hôn hợp pháp nhưng lại có nơi cư trú khác nhau: vợ (chồng), về mặt lý thuyết, phải chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí cho việc đáp ứng các nhu cầu cần thiết đối với cuộc sống của chồng (vợ) cư trú ở nơi khác.

Ðiều kiện áp dụng nguyên tắc. Tuy nhiên, sự liên đới trong trường hợp này lệ thuộc vào một số điều kiện:

- Giao dịch phải hợp pháp. Chắc chắn, đó không thể là các giao dịch có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội. Song, liệu vợ và chồng có chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp giao dịch vô hiệu, đặc biệt là trong việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả những gì đã nhận trong khuôn khổ thực hiện giao dịch vô hiệu đó ? Người vợ mua một tấm vải để may quần áo cho chồng; giao dịch bị tuyên bố vô hiệu do người bán bị mất năng lực hành vi; người chồng có cùng liên đới với người vợ trong việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tấm vải đã mua ?
- Giao dịch phải nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Các tiêu chí của nhu cầu sinh hoạt thiết yếu có thể thay đổi theo sự phát triển của xã hội tiêu thụ. Có những nhu cầu rất cơ bản, chung đối với gia đình ở mọi nơi và trong mọi thời đại: thức ăn, quần áo của các thành viên, thuốc men, chi phí giáo dục con cái, bảo quản nhà cửa,... Có những nhu cầu đặc trưng của cuộc sống thị dân hiện đại: chi phí điện, nước, điện thoại,...
Tính chất thiết yêu của nhu cầu sinh hoạt gắn liền với tính chất hợp lý của nhu cầu đó và của sự chi tiêu. Nói cách khác, việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình phải được thực hiện trong phạm vi cho phép của ngân sách ổn định của gia đình. Mọi người đều cần có phương tiện di chuyển; nhưng trong một gia đình có thu nhập thấp, người chồng không thể tìm cách vay một số nợ lớn để mua một chiếc xe máy loại tốt nhất rồi viện dẫn Luật hôn nhân và gia đình Ðiều 25 để yêu cầu người vợ cùng liên đới chịu trách nhiệm trả nơ[1].

Mức đóng góp của mỗi bên. Luật hiện hành không có quy định riêng về mức đóng góp của mỗi bên đối với các chi phí nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Có lẽ, bởi vì trước hết các nhu cầu thiết yếu của gia đình được đáp ứng bằng tài sản chung (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 28 khoản 2). Thực ra, tài sản chung dùng để chi phí cho các nhu cầu thiết yếu của gia đình thường là tài sản chung có nguồn gốc từ thu nhập của vợ, chồng. Các tài sản ấy, dù là của chung, cũng có thể được người tạo ra chúng (người có thu nhập) tự mình sử dụng, định đoạt trong chừng mực hợp lý để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt riêng, mà không cần hỏi ý kiến của vợ (chồng). Ta có thể tự hỏi: liệu người có thu nhập phải bảo đảm việc chi tiêu cho các nhu cầu chung đến mức độ nào bằng thu nhập của mình, thì mới được tự do sử dụng phần còn lại của thu nhập đó cho những nhu cầu riêng ? Một cách hợp lý, thu nhập của một người phải được ưu tiên sử dụng để thanh toán các chi phí nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Mặt khác, vợ chồng chỉ có thể đóng góp thu nhập của mình vào việc xây dựng khối tài sản chung theo sức thu nhập của mình, không thể nhiều hơn. Bởi vậy, có thể tin rằng mức đóng góp của vợ chồng vào việc chi phí cho các nhu cầu thiết yếu của gia đình cũng phải tương ứng với sức thu nhập đó: người có thu nhập cao đóng góp nhiều hơn người có thu nhập thấp; nếu một người không có thu nhập, thì người còn lại phải đảm nhận toàn bộ việc chi tiêu bằng thu nhập của mình.

Nếu thu nhập và các tài sản chung khác không đủ để trang trải chi phí, thì sao ? Luật nói rằng tài sản riêng của vợ, chồng cũng có thể được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu Có thể nghĩ rằng trong khung cảnh của luật thực định, vợ, chồng, trên nguyên tắc, có trách nhiệm đóng góp ngang nhau trong việc thanh toán các chi phí ấy. Tuy nhiên, vấn đề là: khối tài sản riêng của mỗi người thường không ngang nhau. Có lẽ, cũng như trong trường hợp đóng góp vào việc chi tiêu bằng thu nhập, việc đóng góp bằng tài sản riêng cũng được thực hiện dựa theo tình hình tài sản riêng của mỗi người. Nếu một người không có tài sản riêng, thì người còn lại chịu trách nhiệm thanh toán chi phí bằng tài sản riêng của mình.

Dẫu sao, rất hiếm có trường hợp vợ chồng đang sống hòa thuận mà lại đặt ra cho nhau, trên bình diện pháp lý, vấn đề đóng góp chi phí cho việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Ngay cả trong trường hợp vợ chồng không hòa thuận, thì người quan tâm nhiều hơn đến gia đình (thường là người vợ) sẽ xoay sở trong phạm vi khả năng của mình để việc chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu của gia đình không gặp trở ngại.

B. Ðại diện cho nhau


Ðại diện trong các giao dịch quan trọng. Các giao dịch quan trọng liên quan đến tài sản chung mà có giá trị lớn và các giao dịch khác mà theo quy định của pháp luật chỉ có thể được xác lập với sự đồng ý của vợ, chồng đều phải do vợ và chồng cùng đứng ra xác lập. Tuy nhiên, vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau để giao dịch trong các trường hợp ấy (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 24 khoản 1). Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản (cùng điều luật). Luật không có quy định riêng về chế tài trong trường hợp vi phạm các quy tắc trên đây, do đó, các quy định của luật chung về đại diện theo ủy quyền sẽ được áp dụng: giao dịch do người không có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện chấp thuận (BLDS Ðiều 154 khoản 1); nếu không được chấp thuận, thì người không có thẩm quyền đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có thẩm quyền đại diện (cùng điều luật) ...

Ðại diện trong trường hợp một bên mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 24). Ơí góc độ quản lý tài sản của gia đình, sẽ không có vấn đề gì đặc biệt một khi vợ hoặc chồng ở trong tình trạng mất năng lực hành vi và người còn lại là người giám hộ: người giám hộ sẽ quản lý tất cả các tài sản của gia đình và sẽ có quyền định đoạt những tài sản quan trọng thuộc khối tài sản chung hoặc khối tài sản riêng của người được giám hộ dưới sự giám sát của UBND địa phương nơi cứ trú (BLDS Ðiều 68). Trái lại, trong trường hợp vợ (chồng) được chỉ định làm người đại diện cho người còn lại: người bị hạn chế năng lực hành vi không mất năng lực hành vi, do đó, người này có quyền bày tỏ ý chí đồng ý hoặc không đồng ý đối với việc nên hay không nên xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản, nhất là đến tài sản chung của gia đình. Giả sử cần định đoạt một tài sản mà theo luật phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng; việc người bị hạn chế năng lực hành vi không đồng ý sẽ khiến giao dịch không thể được xác lập, dù chính người này lại không có đầy đủ năng lực để xác lập giao dịch đó.

II. Quan hệ tài sản giữa cha, mẹ và con cái


Quyền có tài sản riêng của con. Quyền có tài sản riêng của con chỉ là hệ quả của việc thừa nhận năng lực pháp luật của cá nhân trong lĩnh vực tài sản: ngay từ khi sinh ra, cá nhân đã có thể có quyền sở hữu đối với tài sản. Cá biệt, cá nhân thành thai ở thời điểm mở thừa kế có quyền thừa kế theo pháp luật với điều kiện sinh ra còn sống (BLDS Ðiều 638). Giải pháp này thể hiện một bước tiến quan trọng của pháp luật gia đình Việt Nam, bởi, trong một thời kỳ dài, con, dù đã thành niên, không có tài sản riêng chừng nào cha mẹ còn sống.

Quyền của cha mẹ đối với tài sản riêng của con. Trên nguyên tắc, quyền sở hữu mang tính độc quyền: người không phải là chủ sở hữu không có quyền gì đối với tài sản của người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao một hoặc nhiều quyền liên quan đến tài sản. Cá biệt, người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người không có năng lực hành vi và, trong chừng mực nào đó, người bị hạn chế năng lực hành vi chỉ có thể thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản thông qua vai trò của người đại diện. Thông thường, khi cần có người đại diện, thì cha mẹ là người đại diện cho con (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 39).

Ðối với con dưới 15 tuổi hoặc bị mất năng lực hành vi, việc đại diện của cha mẹ bao hàm cả việc quản lý tài sản của con. Quản lý, cha mẹ có cả quyền định đoạt đối với tài sản của con với điều kiện việc định đoạt phải vì lợi ích của con û(Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 46 khoản 1; BLDS Ðiều 79 khoản 2). Nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên, thì khi định đoạt tài sản của con, cha mẹ phải tính đến nguyện vọng của con[1]. Nếu con ở trong tình trạng mất năng lực hành vi, thì cha mẹ, với tư cách là người giám hộ đương nhiên[1], chỉ có quyền định đoạt các tài sản có giá trị lớn của con nếu được sự đồng ý của UBND xã, phường, thị trấn nơi cha mẹ cư trú (BLDS Ðiều 79 khoản 2).

Ðối với con bị hạn chế năng lực hành vi, việc đại diện không bao hàm việc quản lý tài sản của con, nhưng có bao hàm việc giám sát các giao dịch do con xác lập liên quan đến tài sản của con. Người bị hạn chế năng lực hành vi chỉ có quyền xác lập các giao dịch nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (BLDS Ðiều 25 khoản 2); tất cả các giao dịch khác có tính chất tài sản đều phải có sự đồng ý của người đại diện (cùng điều luật).

Quyền đối với hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của con. Luật không có quy định gì về quyền của cha mẹ đối với tài sản riêng của con trong trường hợp các tài sản ấy được đặt dưới sự quản lý của cha mẹ. Vấn đề không cần được đặt ra một khi người có tài sản được quản lý là người thành niên mất năng lực hành vi, bởi khi đó, cha mẹ thực hiện việc quản lý tài sản với tư cách người giám hộ đương nhiên và được thanh toán các chi phí cần thiết cho công tác quản lý trong khuôn khổ chế độ chung về giám hộ (BLDS Ðiều 78 khoản 2). Nhưng nếu người có tài sản được quản lý là con chưa thành niên, thi sao ? Giải quyết vấn đề một cách duy lý, ta thừa nhận ngay rằng hoa lợi từ tài sản riêng của con thuộc quyền sở hữu của con; còn cha mẹ được thanh toán các chi phí cho công tác quản lý, giống như người giám hộ, nhờ nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật[1]. Song, liệu đó có phải là giải pháp phù hợp với ý chí của người làm luật ? Có lẽ như, ở điểm này, người làm luật muốn để cho tục lệ áp đặt các quy tắc của mình. Tục lệ, về phần mình, lại vẫn còn mang nặng dấu ấn của thời kỳ mà các quan hệ tài sản trong gia đình được chi phối bởi một hệ thống các quy tắc xây dựng trên cơ sở tư tưởng chủ đạo, theo đó con không có tài sản riêng chừng nào cha mẹ còn sống. Luật viết còn thiếu một số quy định cần thiết...

Quyền và nghĩa vụ của con có tài sản riêng. Con chỉ có thể tự mình quản lý tài sản riêng khi đủ 15 tuổi (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 45 khoản 1). Và cũng từ độ tuổi đó, con có quyền tự mình xác lập các giao dịch có tính chất tài sản mà không cần sự đồng ý của cha mẹ, trừ những giao dịch mà pháp luật chỉ cho phép người đã thành niên xác lập (BLDS Ðiều 22). Trong mọi trường hợp, khi sử dụng, định đoạt các tài sản của mình, con phải quan tâm đến những hệ quả có thể có của các giao dịch mà mình xác lập đối với đời sống chung của gia đình. Luật nói rằng con từ đủ 15 tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình.(Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 44 khoản 2); nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình (cùng điều luật).

III. Tài sản của hộ gia đình


Chế độ cần được hoàn thiện. Gọi là của hộ gia đình, các tài sản được sử dụng cho các hoạt động kinh tế chung của hộ và thuộc sở hữu chung của hộ.

Ðối với tài sản của hộ gia đình, vợ chồng thực hiện các quyền được ghi nhận không phải trong luật hôn nhân và gia đình mà trong luật dân sự. Nếu vợ hoặc chồng được chỉ định làm chủ hộ, thì vợ hoặc chồng là người thay mặt cho hộ để xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản của hộ, vì lợi ích của hộ. Về mặt lý thuyết, vợ (chồng) là chủ hộ có quyền tự mình đứng ra xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản của hộ, kể cả những tài sản có giá trị lớn, mà không cần có sự tham gia của người còn lại (BLDS Ðiều 117 khoản 2), miễn là giao dịch phù hợp với lợi ích chung của cả hộ. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu như không có người thứ ba nào vừa mong muốn giao dịch an toàn lại vừa có
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 203
Tham gia ngày : 04/04/2012
Tuổi (Age) : 45
Đến từ : Hà Nội 2

https://vb2k11b.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

BÀI GIẢNG - LUẬT HÔN NHAU VÀ GIA ĐÌNH Empty BÀI THỨ TƯ: XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ - CON

Bài gửi  Admin Wed Apr 25, 2012 9:55 am

BÀI THỨ TƯ: XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ - CON
*******

1. Dữ kiện vật chất về quan hệ cha mẹ - con
2. Dữ kiện pháp lý về quan hệ cha mẹ - con
MỤC I: QUAN HỆ CHA MẸ - CON RUỘT
I. Xác định quan hệ cha mẹ - con ruột như là quan hệ tự nhiên
1. Yếu tố sinh học
2. Yếu tố xã hội học
II. Xác định quan hệ cha mẹ - con ruột như là quan hệ pháp lý
A. Xác định quan hệ cha mẹ - con ngoài thủ tục tư pháp
1. Bằng chứng chung
2. Không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh có nội dung không đầy đủ
3. Con sinh ra từ hôn nhân
4. Con sinh ra từ quan hệ như vợ chồng
B. Xác định quan hệ cha mẹ - con ruột bằng con đường tư pháp
1. Các loại kiện cáo
2. Thụ lý
3. Chứng cứ
4. Hiệu lực của việc xác định quan hệ
MỤC II: QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI - CON NUÔI
I. Xác lập quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi
A. Điều kiện xác lập
1. Điều kiện liên quan đến người nuôi
2. Điều kiện liên quan đến người được nuôi
3. Điều kiện liên quan đến quan hệ giữa người nuôi và người được nuôi
B. Thủ tục
C. Hiệu lực
1. Quan hệ với gia đình của người nuôi.
2. Nhận con ruột, nhận cha mẹ ruột
II. Chấm dứt việc nuôi con nuôi
1. Điều kiện và thủ tục
2. Hiệu lực
________________________________________

Mỗi người luôn có một người cha và một người mẹ. Quy tắc này đã có giá trị ngang với một định đề toán học, trong suốt thời kỳ mà sự sinh sản diễn ra một cách tự nhiên, cho đến khi khoa học giới thiệu các phương pháp sinh sản nhân tạo và vô tính. Lai lịch của cha mẹ của một người là một phần lai lịch của bản thân người đó. Trong đa số trường hợp, con biết lai lịch của cha và mẹ của mình; nhưng cũng có trường hợp con không biết hoặc không biết rõ. Song, dù biết hay không, sự tồn tại của cha và mẹ là chắc chắn, ở một điểm nào đó trong không gian và trong thời gian.

Quan hệ cha mẹ- con là mối liên hệ pháp lý giữa một người (gọi là con) và một người khác (gọi là cha hoặc mẹ). Một sự kiện tự nhiên, thuần túy vật chất, được luật ghi nhận và chi phối, nên trở thành một sự kiện pháp lý.

1. Dữ kiện vật chất về quan hệ cha mẹ-con

Sự sinh sản tự nhiên và sự sinh sản nhân tạo. Sự sinh sản, trong suy nghĩ phù hợp với truyền thống, là một sự việc có nguồn gốc tự nhiên và ý chí: sự phối hợp xác thịt giữa một người đàn ông và một người đàn bà và ý thức của hai người về về khả năng ra đời của một đứa trẻ từ sự phối hợp đó[1]. Từ hơn ba mươi năm nay, những tiến bộ của khoa học còn cho phép người đàn ông và nhất là người đàn bà có thể quyết định khi nào nên cho một đứa trẻ thành thai.

Các thành tựu của sinh học và y học hiện đại làm hình thành khả năng sinh sản độc lập với quan hệ xác thịt tự nhiên - sinh sản nhân tạo bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Ðặc biệt, trong mấy năm trở lại đây, sau những thành công của các thí nghiệm về nhân bản vô tính có đối tượng là động, thực vật, người ta bắt đầu suy nghĩ đến khả năng nhân bản vô tính có đối tượng là con người. Giả sử một người được tạo ra không phải từ sự phối hợp giữa trứng của một người đàn bà và tinh trùng của một ngườìi đàn ông, ta sẽ phải nói rằng có những người không có cha và không có mẹ một cách tuyệt đối: không phải vì cha mẹ đã mất đi hoặc không rõ lai lịch mà vì cha mẹ không tồn tại. Tất cả những người làm luật ở các nước đều có xu hướng đặt sự nhân bản vô tính người ra ngoài vòng pháp luật, do sự đe dọa của loại tác nghiệp khoa học này đối với đạo đức và cả đối với tương lai của loài người.

Luật thực định Việt Nam không có quy định gì về việc xác lập quan hệ cha mẹ-con trong trường hợp sinh sản nhân tạo: theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 63 khoản 2, việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định; song, cho đến nay, các quy định ấy vẫn chưa được được ban hành. Riêng sự nhân bản vô tính có đối tượng là con người chỉ là đề tài thời sự phổ thông ở Việt Nam, chưa được đặt ra trên lĩnh vực pháp lý.

2. Dữ kiện pháp lý về quan hệ cha mẹ-con

Sự đa dạng về nguồn gốc của quan hệ. Dựa vào đặc điểm pháp lý của mối quan hệ chung sống của cha và mẹ luật của nhiều nước xếp các nguồn gốc của quan hệ cha mẹ-con vào ba nhón chính: quan hệ chính thức, quan hệ tự nhiên và quan hệ nuôi dưỡng. Quan hệ chính thức là quan hệ cha mẹ-con xác lập trong điều kiện cha và mẹ là vợ và chồng hợp pháp; quan hệ tự nhiên là quan hệ cha mẹ-con xác lập trong điều kiện giữa và và mẹ không có quan hệ vợ chồng hợp pháp; quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ cha mẹ-con trong điều kiện người được gọi là cha hoặc mẹ (nuôi) không sinh ra người được gọi là con (nuôi).

Luật Việt Nam hiện hành không phân biệt con sinh ra từ hôn nhân và con sinh ra từ quan hệ như vợ chồng ngoài hôn nhân hoặc con nuôi: tất cả các con đều phải được cha mẹ đối xử bình đẳng và đều được pháp luật thừa nhận có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong quan hệ với cha mẹ. Thế nhưng, luật hiện hành chỉ xây dựng các quy tắc chung về nội dung của quan hệ cha mẹ-con chứ không có các quy tắc chung cho việc xác định các quan hệ đó. Ðặc biệt, các quy định liên quan đến việc suy đoán về sự tồn tại của mối quan hệ cha mẹ-con ruột chỉ được áp dụng trong trường hợp con được sinh ra từ quan hệ hôn nhân và nói chung, được sinh ra từ quan hệ xác thịt giữa hai người có quan hệ hôn nhân với nhau, dù quan hệ hôn nhân được xác lập trước hay sau khi con thành thai. Nói rõ hơn, nguyên tắc bình đẳng giữa các con chỉ được áp dụng một khi quan hệ cha mẹ-con đã được xác định. Chính về phương diện xác định quan hệ cha mẹ- con, trong luật thực định Việt Nam có sự phân biệt tùy theo những người sinh con có hay không có quan hệ hôn nhân hợp pháp[1]. Việc xác lập quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi, về phần mình, luôn chịu sự chi phối của những quy định riêng, phù hợp với tiïnh chất của quan hệ đó.

Xác định quan hệ cha mẹ-con ruột, suy cho cùng, là việc giải quyết vấn đề bằng chứng về quan hệ cha mẹ-con ruột. Nói rõ hơn, để xác định quan hệ cha mẹ-con ruột, ta phải trả lời câu hỏi: liệu một người xác định nào đó có phải là cha (hoặc mẹ) ruột của một người xác định nào đó khác ?

MỤC I. QUAN HỆ CHA MẸ-CON RUỘT

Ðặt vấn đề. Việc làm rõ quan hệ cha mẹ-con ruột không chỉ cần thiết trong trường hợp có tranh cãi về tư cách cha, mẹ, con của một người. Một người nào đó đến cơ quan công chứng và tự xưng rằng mình là con ruột của một người đã chết và di sản đang được thanh toán; cơ quan công chứng phải kiểm tra tư cách con của người tự xưng đó trước khi người này tham gia vào việc thanh toán di sản. Cha giao kết hợp đồng cho mượn một tài sản; đến ngày lấy lại tài sản, cha gọi điện thoại cho người mượn nói rằng sẽ có con của mình đến nhận lại tài sản; tất nhiên, người mượn chỉ có thể yên tâm giao tài sản khi biết chắc rằng người nhận đích thực là con của người cho mượn...

Các cách thức xác định quan hệ cha mẹ-con ruột, tùy theo tính chất, có thể được xếp vào hai nhóm chính: xác định quan hệ cha mẹ-con như là quan hệ tự nhiên và xác định quan hệ cha mẹ-con như là quan hệ pháp lý.

I. Xác định quan hệ cha mẹ-con như là quan hệ tự nhiên

Với tính cách là quan hệ tự nhiên, quan hệ cha mẹ-con có thể được xác định dựa vào một trong hai yếu tố: sinh học và xã hội học.

1. Yếu tố sinh học

Thành thai và sinh sản. Trong quan niệm truyền thống, con ruột của cha và mẹ là con do người mẹ sinh ra từ một bào thai do người mẹ cưu mang và bào thai đó là kết quả của sự phối hợp xác thịt của cha và mẹ. Giả sử ngày sinh của con được xác định; làm thế nào để xác định ngày thành thai của con ? Luật viết chưa trả lời câu hỏi này. Trước khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, một số văn bản lập quy của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử có ghi nhận các quy tắc về việc suy đoán khoảng thời gian mà trong khoảng thời gian đó người phụ nữ có thể mang thai. Các quy tắc ấy không giống nhau[1] và hầu như không được áp dụng một cách phổ biến trong thực tiễn

Y học truyền thống, về phần mình, ghi nhận rằng trong đa số trường hợp, khoảng cách về thời gian giữa thời điểm thành thai và thời điểm sinh là chín tháng. Bài toán về xác định quan hệ cha mẹ-con bằng dữ kiện sinh học được tục lệ giải quyết khá đơn giản: cha mẹ hai bên tổ chức lễ cưới cho một cô gái và một chàng trai vào ngày rằm tháng Giêng; người chồng chết trong một tai nạn vào ngày 29 tháng Tư; người vợ sinh con vào đêm 30 tháng Chạp. Vậy, con thành thai vào khoảng tháng Ba, nghĩa là trong thời kỳ hôn nhân; kết luận: đó là con chung của người vợ và người chồng đã chết.

Trường hợp sinh sản nhân tạo. Nhắc lại rằng luật Việt Nam chưa có các quy tắc liên quan đến việc xác định quan hệ cha mẹ-con trong trường hợp sinh sản nhân tạo. Tuy nhiên, thực tiễn có xu hướng thừa nhận rằng:

1. Nếu sự thụ tinh là kết quả sự phối hợp giữa các yếu tố vật chất của vợ và chồng, thì trẻ sinh ra có cha và mẹ là chồng và vợ đó, người mang thai hộ chỉ đóng vai trò người hỗ trợ cần thiết cho sự ra đời của trẻ ấy;
2. Nếu vợ hoặc chồng không cung cấp được yếu tố vật chất của chính mình cho việc thụ tinh, thì lai lịch của người cung cấp yếu tố bổ khuyết không được công bố cho vợ và chồng biết, cũng như bản thân người cung cấp yếu tố bổ khuyết không biết lai lịch của vợ và chồng muốn có con bằng con đường thụ tinh nhân tạo. Con được sinh ra coi như có cha và mẹ ruột là người chồng và người vợ đó.

2. Yếu tố xã hội học

Danh xưng, thái độ và dư luận. Giả thiết được hình dung như sau: một người thứ ba đứng trước hai người - A và B. Nguyễn Văn A giới thiệu với người thứ ba rằng Nguyễn Văn B là con ruột của mình. Người thứ ba ghi nhận sự tồn tại của mối quan hệ cha-con giữa hai người đối diện không chỉ thông qua lời giới thiệu mà còn qua thái độ cư xử của hai người đối với nhau. Ta nói rằng sự tồn tại của quan hệ cha mẹ-con được xác định nhờ những biểu hiện bên ngoài của mối quan hệ ấy.

Một cách tổng quát, quan hệ cha mẹ-con được xác định về phương diện xã hội, như là kết quả của sự hội tụ của ba yếu tố:

- Danh xưng. Con của một người mang họ của người đó. Thông thường, con sinh ra từ quan hệ hôn nhân mang họ cha. Con sinh ra từ quan hệ chung sống như vợ chồng cũng thường mang họ cha, trừ trường hợp những người chung sống như vợ chồng chấp nhận tập tục của cộng đồng dân tộc ít người mà họ có xuất xứ, theo đó, con sinh ra phải mang họ mẹ. Con của một người phụ nữ độc thân thường mang họ của chính người phụ nữ đó.
- Thái độ. Mang chung một họ chưa đủ. Các đương sự phải cư xử với nhau như cha-con, mẹ-con. Việc cha, mẹ cư xử với tư cách đó trong quan hệ với con thể thiện một cách chung nhất qua việc cha mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục, gầy dựng tương lai của con. Việc con cư xử với tư cách đó trong quan hệ với cha mẹ thể hiện một cách chung nhất qua việc con tỏ ra kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡîng, tuân theo lời khuyên của cha mẹ.
- Dư luận. Cuối cùng, quan hệ cha mẹ-con chỉ có giá trị nếu quan hệ đó được thừa nhận bởi gia đình và xã hội, bởi bất kỳ người thứ ba nào cũng như bởi quyền lực công cộng: ông bà gọi cha mẹ đến để góp ý về cách giáo dục con; nhà trường gọi cha mẹ đến để họp bàn về việc học của con; Tòa án gọi cha mẹ đến để tham gia vào vụ án hủy hoại tài sản của người khác mà con chưa thành niên là thủ phạm;... Trong tất cả những trường hợp đó, người thứ ba cũng như quyền lực công cộng thừa nhận quan hệ cha mẹ-con chỉ trên cơ sở ghi nhận sự hội tụ của những yếu tố xã hội đặc trưng của quan hệ ấy.

II. Xác định quan hệ cha mẹ-con như là quan hệ pháp lý

Việc xác định quan hệ cha mẹ-con về phương diện pháp lý chịu sự chi phối của những quy tắc đặc thù, được xây dựng tùy theo việc xác định được thực hiện trong hay ngoài thủ tục tư pháp.

A. Xác định quan hệ cha mẹ-con ngoài thủ tục tư pháp

1. Bằng chứng chung

Giấy khai sinh

Khái niệm. Giấy khai sinh là chứng thư hộ tịch được lập nhằm ghi nhận các yếu tố đặc trưng của sự kiện một người nào đó, xác định, được sinh ra. Trong đa số trường hợp, trên giấy khai sinh, tên họ của cha và mẹ được ghi nhận.

Giá trị chứng minh của giấy khai sinh đối với quan hệ cha mẹ-con ruột. Không một văn bản nào trong luật viết Việt Nam hiện hành quy định rằng giấy khai sinh là bằng chứng về quan hệ cha mẹ-con ruột. Tuy nhiên, thực tiễn giao dịch vẫn thừa nhận việc sử dụng giấy khai sinh để chứng minh quan hệ ấy trong nhiều trường hợp. Trong suy nghĩ lành mạnh phù hợp với tâm lý của dân cư, giấy khai sinh là bằng chứng về việc có một người được sinh ra; người này có cha và mẹ lần lượt được ghi tên ở các mục tương ứng trong giấy khai sinh. Ngay cả trong trường hợp những người được khai là cha và mẹ của đứa trẻ không có đăng ký kết hôn hợp lệ, thì tư cách cha và mẹ cũng có thể được chứng minh bằng cách dựa vào các ghi tiết được ghi nhận trên giấy khai sinh[1].

Song, dù trong trường hợp nào, đó không phải là bằng chứng tuyệt đối về sự tồn tại của quan hệ cha mẹ-con[1]. Một người có giấy khai sinh thực, ghi rõ tên họ của người cha, người mẹ, luôn có thể được một người khác nhận là con mình bằng cách đưa ra những chứng cứ khác. Có nhiều khả năng: con được trao nhầm cho một người mẹ khác sau khi sinh ra, đánh tráo trẻ em, nhặt được trẻ bị bỏ rơi và khai rằng trẻ đó là con của mình,...

Mặt khác, người xuất trình giấy khai sinh với tư cách là người có tên ở mục tên họ trẻ mới sinh không hẳn là chính người có tên đó. Hoàn toàn có khả năng một người sử dụng giấy khai sinh của một người khác. Trong trường hợp có tranh cãi về sự giống nhau giữa người tự xưng là người có tên trên giấy khai sinh và người mà việc sinh được ghi nhận bằng giấy đó, thì chính người tự xưng là có tên trên giấy khai sinh hoặc người đại diện phải chứng minh sự giống nhau. Thông thường, nếu sự tranh cãi liên quan đến trẻ nhỏ, thì sự giống nhau được chứng minh bằng các yếu tố xã hội; nếu sự tranh cãi liên quan đến trẻ sơ sinh, thì sự giống nhau được chứng minh bằng mọi phương tiện được thừa nhận trong luật chung (người làm chứng, tuổi xương,...); nếu sự tranh cãi liên quan đến người đã trưởng thành, thì sự giống nhau được chứng minh bằng chứng minh nhân dân và các yếu tố xã hội (nếu có).

Cuối cùng, một khi đã xác định được sự giống nhau giữa người có tên trên giấy khai sinh và người tự xưng là được khai sinh theo giấy đó, thiì việc chứng minh quan hệ cha me-con ruột, trong những trường hợp đặc thù, còn phải được củng cố bằng các bằng chứng khác, đặc biệt là bằng các yếu tố sinh học và yếu tố xã hội học. Việc xác định các yếu tố sinh học, yếu tố xã hội học có khi còn bao hàm cả việc chứng minh sự giống nhau giữa người được nhận là cha, mẹ với người có tên trên giấy khai sinh ở cột cha, mẹ, cũng như với người cung cấp các yếu tố vật chất tạo thành yếu tố sinh học của quan hệ cha mẹ-con. Trong điều kiện không có tranh chấp, người thứ ba có quan tâm có thể ngừng đưa ra các yêu cầu chứng minh một khi cảm thấy rằng quan hệ cha mẹ-con ruột đã được làm rõ đối với mình.

2. Không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh có nội dung không đầy đủ

Các trường hợp cần chứng minh quan hệ cha mẹ-con ruột. Các trường hợp này khá đa dạng trong thực tiễn. Có thể hình dung hai trường hợp điển hình: khi cần lập khai sinh trễ hạn hoặc đăng ký lại khai sinh cho một người và khi cần xác định một người nào đó có quyền hưởng di sản của người chết với tư cách là con ruột và là ngườìi thừa kế theo pháp luật được gọi ở hàng thứ nhất của người chết.

Giải pháp của luật. Luật có quy định (song khá đơn giản) về bằng chứng của quan hệ cha mẹ-con ruột trong trường hợp cần lập khai sinh quá hạn: phải có người khai sinh và người này phải nộp một hồ sơ có thành phần giống như trong trường hợp đăng ký khai sinh đúng hạn. Vậy nghĩa là đối với cơ quan đăng ký hộ tịch, lời khai của người khai sinh, giấy chứng sinh (nếu có ghi tên họ cha và mẹ) và lời khai của người làm chứng có giá trị chứng minh về quan hệ cha mẹ-con. Tất cả các lời khai ấy thực ra đều dựa vào các yếu tố sinh học. Ðiều này hợp lý, bởi đối với trẻ sơ sinh không thể có yếu tố xã hội học của quan hệ cha mẹ-con.

Trong trường hợp giấy khai sinh không ghi tên, họ của cha, mẹ, thì quan hệ cha mẹ-con có thể được xác định thông qua thủ tục nhận con cho cha mẹ. Thực ra rất khó hình dung trong thực tiễn sự phổ biến của trường hợp nhận con cho cha mẹ ngoài thủ tục tư pháp trong điều kiện cha và mẹ có quan hệ vợ chồng hợp pháp[1]. Có thể nói rằng nhận con cho cha mẹ là cách xác định chủ yếu cho quan hệ cha mẹ-con ngoài giá thú.

Giải pháp của thực tiễn. Thực tiễn hầu như không có giải pháp nguyên tắc áp dụng cho tất cả các trường hợp cần chứng minh quan hệ cha mẹ-con ruột ngoài thủ tục tư pháp, trong điều kiện không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không đầy đủ. Dẫu sao, giấy khai sinh chỉ được yêu cầu xuất trình trong một số trường hợp tiếp xúc với các thủ tục hành chính. Trong đời sống dân sự, quan hệ cha mẹ-con ruột được thừa nhận một khi có đủ các yếu tố xã hội học của quan hệ đó.

3. Con sinh ra từ hôn nhân

a. Khái niệm

Con chung của vợ và chồng. Gọi là sinh ra từ hôn nhân, con mà ở thời điểm thành thai hoặc ở thời điểm được sinh ra, có cha và mẹ ràng buộc với nhau bởi quan hệ hôn nhân. Thực ra, khái niệm này còn rất chật hẹp. Cứ hình dung các giả thiết sau đây:

- Con thành thai trong thời kỳ tiền hôn nhân nhưng chỉ được sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt (do ly hôn, do có người chết), cũng là con chung của vợ chồng.
- Con thành thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm sau khi hôn nhân chấm dứt do cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ đều chết cũng là con chung của vợ chồng. Trường hợp thứ hai này chỉ được dự kiến như một giả thiết trường lớp, thực tiễn giao dịch Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp này; nhà chức trách, về phần mình, có vẻ như chưa sẵn sàng cho phép tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm một khi tác giả của các yếu tố vật chất cần thiết cho sự thụ tinh đã chết.

Con chung của những người trở thành vợ chồng.. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 63 khoản 1, đoạn chót, con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.

b. Bằng chứng về con sinh ra từ hôn nhân

Bằng chứng sinh học. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 63 khoản 1, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Hẳn khi xây dựng điều luật đó, người làm luật chỉ liên tưởng đến sự sinh sản tự nhiên. Nếu con thành thai vẫn do sự phối hợp của các yếu tố vật chất của cha và mẹ, nhưng sự phối hợp diễn ra trong ống nghiệm và thai được cấy, nuôi dưỡng trong thân thể của một người phụ nữ khác, thì con không thể được coi chung của vợ và chồng, nếu cha và mẹ chấm dứt quan hệ hôn nhân do cha hoặc mẹ chết trong thời kỳ thai tăng trưởng ? Ðúng ra phải quy định rằng gọi là con chung của vợ và chồng, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc thành thai trong thời kỳ ấy: sự thành thai có thể diễn ra trên thân thể của người mẹ, nhưng cũng có thể diễn ra ở ngoài thân thể đó, nhờ sự hỗ trợ của các biện pháp y học.

Bằng chứng sinh học được sử dụng như thế nào trong trường hợp đặc thù mà người vợ thành thai trong thời kỳ hôn nhân trước, nhưng lại sinh con trong thời kỳ hôn nhân sau ? Nếu ta cho rằng yếu tố thành thai trong thời kỳ hôn nhân là yếu tố quyết định của sự suy đoán, thì con sinh ra sẽ là con chung của hai người trong cuộc hôn nhân trước; còn nếu yếu tố sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là yếu tố quyết định, thì con sinh ra sẽ là con chung của hai người trong cuộc hôn nhân sau. Thực tiễn ghi nhận rằng một khi cuộc hôn nhân sau được xác lập chỉ trong một thời gian ngắn sau khi chấm dứt cuộc hôn nhân trước, thì thường sự mang thai của người vợ trong thời kỳ hôn nhân trước là kết quả của sự quan hệ xác thịt của người này với người trở thành chồng trong quan hệ hôn nhân sau.... Dẫu sao, bằng chứng sinh học trong trường hợp này hầu như chỉ mang tính chất phụ: việc xác lập quan hệ hôn nhân sau sẽ tạo điều kiện cho việc thiết lập các bằng chứng thuyết phục hơn về quan hệ cha mẹ-con dựa vào giấy khai sinh và yếu tố xã hội.

Giấy khai sinh. Người khai sinh thường là người cha, mà cũng có thể là một người thứ ba. Trong hầu hết các trường hợp, người chồng có tên trên giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ được khai là cha của đứa trẻ. Công luận, về phần mình, thường coi giấy khai sinh và giấy chứng nhận kết hôn như là bằng chứng thuyết phục về quan hệ cha-con ruột, ngay nếu như, do nguyên nhân gì đó, công luận không chứng kiến được sự đối xử giữa các đương sự theo cung cách của cha và con.

Sự phối hợp giữa các bằng chứng. Giả sử con có giấy khai sinh ghi rõ tên họ của cha và mẹ, được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, được cha mẹ đối xử theo đúng các tiêu chí xử sự đặc trưng của mối quan hệ cha mẹ-con ruột và mối quan hệ ấy được gia đình và xã hội ghi nhận và tôn trọng. Có thể tin rằng bằng chứng về quan hệ cha mẹ-con ruột trong giả thiết là hoàn hảo và tư cách cha, mẹ, con của các đương sự không thể bị tranh cãi,... trừ trường hợp có ai đó chứng minh được rằng đã có việc đánh tráo trẻ lúc mới sinh ra.

4. Con sinh ra từ quan hệ như vợ chồng

Khái niệm. Gọi là con sinh ra từ quan hệ như vợ chồng, con có cha và mẹ không kết hôn với nhau. Tình trạng không kết hôn của cha mẹ khá đa dạng. Có hai trường hợp đáng chú ý trong thực tiễn, ở góc độ xác định quan hệ cha mẹ-con ruột ngoài thủ tục tư pháp.

- Trường hợp thứ nhất: cha mẹ sống chung như vợ chồng, không vi phạm các điều kiện về nội dung kết hôn, nhưng lại không đăng ký kết hôn. Có một thời, thực tiễn xét xử xây dựng khái niệm hôn nhân thực tế trong các nỗ lực đồng hóa loại quan hệ này với quan hệ hôn nhân chính thức, nhằm tạo điều kiện cho những người xác lập quan hệ vợ chồng trong thời kỳ thuộc địa và chiến tranh mà không đăng ký kết hôn được hưởng các biện pháp bảo vệ của luật dành cho người mang tư cách vợ, chồng hợp pháp. Nhưng sau khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, khái niệm hôn nhân thực tế đã bị loại bỏ.
- Trường hợp thứ hai: cha mẹ kết hôn trái pháp luật và hôn nhân bị hủy. Luật chỉ nói rằng quyền lợi của con được giải quyết như khi ly hôn, như ta đã biết.

Trong cả hai trường hợp đó, thực tiễn dường như vẫn có xu hướng xác định quan hệ cha mẹ-con của các đương sự theo các tiêu chí được chấp nhận cho quan hệ cha mẹ-con gắn với quan hệ hôn nhân hợp pháp. Ðặc biệt, nếu con sinh ra hoặc thành thai trong thời kỳ chung sống của hai người, thì thực tiễn thừa nhận đó là con chung của vợ và chồng. Ta nói rằng con ngoài giá thú trong hai trường hợp đó là con ngoài giá thú một cách ngoại lê. Ngoài hai trườìng hợp đó, con ngoài giá thú được gọi là con ngoài giá thú theo nghĩa hẹp. Sau đây chỉ nói về con ngoài giá thú theo nghĩa thứ hai.

a. Bằng chứng thông thường về quan hệ cha mẹ-con ngoài giá thú theo nghĩa hẹp

Giấy khai sinh và yếu tố xã hội học. Việc khai sinh cho con ngoài giá thú cũng được thực hiện theo cùng một thủ tục như việc khai sinh cho con sinh ra từ hôn nhân: người khai, giấy chứng sinh hoặc người làm chứng... Tuy nhiên, độ tin cậy của các lời khai về lai lịch cha, mẹ của con ngoài giá thú không được bảo đảm tốt như trong trường hợp con sinh ra từ hôn nhân. Có thể nghĩ rằng trong mọi trường hợp, các chi tiết về người mẹ thường có độ chính xác cao; còn các chi tiết về người cha của con ngoài giá thú, được ghi nhận trong khai sinh, thì chưa hẳn: không loại trừ khả năng một người được khai là cha của một đứa trẻ là do sáng kiến của người mẹ hoặc người khai, người được khai là cha của đứa trẻ hoàn toàn không biết việc mình được gán cho tư cách đó.

Nói chung, nếu giấy khai sinh có ghi tên họ cha và người có tên trên giấy đó cư xử công khai với tư cách cha của người được khai sinh theo giấy đó, thì quan hệ cha-con ruột ngoài giá thú coi như được chứng minh. Trái lại, nếu giấy khai sinh có ghi tên họ cha, nhưng người được gọi là cha lại không biết và luôn cư xử với người được khai sinh như một người không có quan hệ huyết thống, thì giấy khai sinh, tự nó, không thể coi là bằng chứng thuyết phục về quan hệ cha-con ruột. Nhiều lắm, đó chỉ có thể là một trong các manh mối truy tầm chứng cứ.

Trong trường hợp hai người cư xử với nhau như cha và con, nhưng giấy khai sinh của người được gọi là con lại không ghi nhận tên họ cha, thì về mặt xã hội, quan hệ cha-con ruột vẫn có thể coi như đã được chứng minh hoàn hảo. Ðể cho quan hệ đó được thừa nhận về mặt pháp lý, người được gọi là cha chỉ cần tiến hành thủ tục khai nhận con ngoài giá thú.

b. Nhận con ngoài giá thú

Trường hợp nhận con ngoài giá thú. Nhận con ngoài giá thú là một thủ tục hành chính cho phép một người nhìn nhận một người khác là con của mình trong điều kiện không có tranh chấp và người được nhận là con không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không ghi lai lịch của cha, mẹ[1]. Thủ tục này được ghi nhận tại Nghị định 83-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch, nhưng lại không được ghi nhận trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Thủ tục. Người xin nhận cha, mẹ phải nộp một hồ sơ cho UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được gọi là con. Hồ sơ gồm có (Nghị định số 83/CP ngày 10/10/1998 Ðiều 48):

- Giấy khai sinh của con;
- Sổ hộ khẩu gia đình của con;
- Chứng minh nhân dân của người khai nhận;
- Các giấy tờ cần thiết khác chứng minh quan hệ cha-con, mẹ-con.

Trong trường hợp con đang được người khác nuôi dưỡng, thì việc nhận con phải được sự đồng ý của người nuôi dưỡng đó. Nếu người được nhận là con từ đủ 9 tuổi trở lên, thì còn phải có sự đồng ý của người đó.

Trong trường hợp một người mà tính mạng bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác, không thể đến UBND khai nhận người khác là con mình, thì đơn được thay thế bằng văn bản có xác nhận của hai người làm chứng về nguyện vọng nhận con của người đó.

Sau khi nhận đủ giấy tờ cần thiết, UBND tiến hành xác minh và niêm yết công khai việc xin nhận con tại trụ sở UBND trong thời hạn 7 ngày (Nghị định đã dẫn Ðiều 50). Trong trường hợp cần xác minh thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 7 ngày.

Trong trường hợp không có đủ cơ sở để công nhận việc khai nhận con, thì UBND mời người khai nhận đến để thông báo về việc từ chối đăng ký (Nghị định đã dẫn, Ðiều 51). Lý do từ chối phải được ghi rõ bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại.

Néu xét thấy có đủ cơ sở để công nhận việc khai nhận con, thì UBND thông báo cho các đương sự về ngày đăng ký khai nhận con. Khi đăng ký, các đương sự phải có mặt. Nếu người khai nhận ở trong tình trạng bệnh tật hiểm nghèo, thì người thân thích hoặc người được ủy quyền của người đó có thể thay mặt người đó để đăng ký. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc cha mẹ nhận con; cán bộ hộ tịch tư pháp ghi nhận sự việc vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Nhận cha mẹ. Người không rõ cha, mẹ có thể tiến hành khai nhận cha, mẹ một khi việc xác định quan hệ cha mẹ-con đã rõ ràng đối với các đương sự. Giống như trường hợp nhận con ngoài giá thú, cách xác lập quan hệ này, trong trường hợp không có tranh chấp, cũng được ghi nhận trong Nghị định số 83-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch và cũng không được ghi nhận trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Thực ra, quy định cho phép con nhận cha mẹ ngoài thủ tục tư pháp là không cần thiết, bởi:

- Trong trường hợp cha, mẹ được thừa nhận còn sống và chấp nhận, thì đó là việc cha, mẹ nhận con đúng hơn là con nhận cha, mẹ;
- Trong trường hợp cha, mẹ được thừa nhận còn sống và không chấp nhận hoặc cha, mẹ đã chết, thì việc con nhận cha, mẹ ngoài thủ tục tư pháp là không thể được vì không đủ chủ thể giao dịch.




Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 203
Tham gia ngày : 04/04/2012
Tuổi (Age) : 45
Đến từ : Hà Nội 2

https://vb2k11b.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

BÀI GIẢNG - LUẬT HÔN NHAU VÀ GIA ĐÌNH Empty Bài 4 - Tiếp

Bài gửi  Admin Wed Apr 25, 2012 9:57 am

BÀI THỨ TƯ: XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ - CON (Tiếp)

B. Xác định quan hệ cha mẹ-con ruột bằng con đường tư pháp.

1. Các loại kiện cáo

Các loại kiện cáo có thể được xếp vào ba nhóm lớn: kiện từ phía người tự xưng hoặc được gọi là cha (mẹ),ì kiện từ phía người tự xưng hoặc được gọi là con và kiện từ phía người thứ ba có quyền và lợi ích liên quan.

a. Kiện từ phía người tự xưng hoặc được gọi là cha (mẹ)

Người tự xưng là cha (mẹ). Người tự xưng là cha của một người khác có thể yêu cầu Tòa án xác định rằng mình là cha ruột của người đó. Nếu người được yêu cầu xác định là con đang mang tư cách con của một người cha khác, thì yêu cầu này bao hàm yêu cầu kép: 1. Thừa nhận rằng con đó là con chung của người tự xưng và người đang được coi là mẹ của con đó; 2. Bác tư cách cha của người mà người con đó đang gọi là cha.

Người tự xưng là mẹ của một người khác có thể yêu cầu Tòa án xác định rằng mình là mẹ ruột của người đó. Nếu người được yêu cầu xác định là con đang mang tư cách con của một người mẹ khác, thì yêu cầu này bao hàm yêu cầu thừa nhận rằng có sự đánh tráo trẻ lúc mới sinh hoặc có việc nhận trẻ bị thất lạc làm con.

Những người tự xưng là cha và mẹ của một người khác có thể yêu cầu Tòa án xác định rằng họ là cha và mẹ của người đó. Nếu người được yêu cầu xác định là con đang có cha, mẹ khác, thì yêu cầu bao hàm việc thực hiện quyền đòi lại con do người khác nhận nhầm.

Người được xác định là cha mẹ. Ngườìi đang mang tư cách cha của một người khác có quyền yêu cầu Tòa án xác định rằng mình không phải là cha của người đó. Nếu người yêu cầu đang có vợ và người vợ đồng thời mang tư cách mẹ của người con đó, thì yêu cầu bao hàm yêu cầu xác định rằng con đó là con ngoài giá thú của người mẹ.

Trái lại, hầu như khó có thể hình dung trong thực tiễn Việt Nam việc một người đang mang tư cách mẹ của một người khác yêu cầu Tòa án xác định rằng mình không phải là mẹ của người đó; càng không thể hình dung việc những người đang mang tư cách cha và mẹ của một người lại cùng nhau yêu cầu Tòa án xác định mình không phải là cha mẹ của người đó. Thường, ngay cả khi biết rằng một người nào đó thực ra không phải là con của mình, người mẹ vẫn chấp nhận duy trì quan hệ mẹ con; và trong điều kiện người mẹ chấp nhận duy trì quan hệ mẹ-con, thì người cha thường sẽ không tìm cách chối bỏ quan hệ cha-con. Nói chung, việc cha và mẹ đồng loạt yêu cầu xác định mình không phải là cha, mẹ của một người không bị luật cấm; nhưng quyền yêu cầu đó chỉ có ý nghĩa lý thuyết trong khung cảnh của đạo đức Việt Nam.û

b. Kiện cáo từ phía người tự xưng hoặc được gọi là con

Người tự xưng là con. Người tự xưng là con của một người khác có thể yêu cầu Tòa án xác định mình là con của người đó. Vấn đề khá tế nhị:

- Nếu người khác đó là một người đàn ông và người tự xưng là con đang mang tư cách con chung của hai người khác nữa, thì yêu cầu này bao hàm một yêu cầu kép: 1. Bác bỏ tư cách của người đang là cha của người yêu cầu; 2. Thừa nhận quan hệ xác thịt ngoài giá thú của người đang là mẹ và người được yêu cầu xác định là cha.
- Nếu người khác đó là một người đàn bà và người tự xưng là con đang mang tư cách con chung của hai người khác nữa, thì yêu cầu này bao hàm việc xác định có một vụ đánh tráo trẻ mới sinh hoặc nhặt con rơi và nhận làm con ruột.

Người được gọi là con. Thực ra, luật không thừa nhận một cách rõ ràng việc một người được gọi là con yêu cầu Tòa án xác định mình không phải là con của người mình đang gọi là cha, mẹ. Tuy nhiên do con có quyền xin nhận cha, mẹ mà không có trường hợp ngoại lệ, việc một người đang mang tư cách con của một người khác xin nhận một người khác nữa làm cha hoặc mẹ cho phép nghĩ rằng nếu Tòa án xác định người được yêu cầu xác định là cha (mẹ) đích thực là cha (mẹ) của người yêu cầu, thì người đang là cha (mẹ) của người yêu cầu sẽ mất tư cách đó.

Luật viết có vẻ còn khá đơn giản và chắc chắn sẽ được tiếp tục hoàn thiện để giải quyết nhiều vấn đề tế nhị mà đạo đức đặt ra. Một số quy định hơi thiên về bảo vệ lợi ích của con, khiến cho việc bảo đảm sự cân đối giữa lợi ích của con và lợi ích của cha mẹ có thể bị thử thách: con đã thành niên xin nhận cha, không đòi hỏi có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ không đòi hỏi có sự đồng ý của cha (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 65 khoản 2).

c. Kiện cáo từ người thứ ba

Kiện cáo vì lợi ích của đương sự. Theo Luật hôn nhân và gia đình nằm 2000, Ðiều 66:

1. Mẹ, cha hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
2. Viện kiểm sát, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
3.Cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự:
A. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
B. Hội liên hiệp phụ nữ;
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.

Từ các quy định dẫn trên, có thể nhấn mạnh rằng việc kiện cáo theo sáng kiến của người thứ ba và được thực hiện vì lợi ích của đương sự trong quan hệ cha mẹ-con ruột chỉ được chấp nhận trong trường hợp người hưởng có lợi ích là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự. Người đã thành niên và có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc chỉ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải tự mình yêu cầu.

Thực tiễn ghi nhận rằng sự can thiệp của Viện kiểm sát và các cơ quan khác thường xảy ra trong trường hợp người được coi là cha, mẹ cố tình không thừa nhận con mình hoặc người được coi là con cố tình không thừa nhận cha, mẹ mình, nhằm trốn tránh các nghĩa vụ của cha, mẹ, con đối với người không được thừa nhận.

Ðiều quan trọng: luật chỉ cho phép người thứ ba yêu cầu xác định con cho cha, mẹ hoặc cha, mẹ cho con. Người thứ ba không có quyền yêu cầu Tòa án xác định người đang được coi là cha, mẹ của một người khác không phải là cha, mẹ của người khác đó.

Kiện cáo vì lợi ích của bản thân. Trong khung cảnh của luật thực định, quyền nhận cha mẹ hoặc quyền nhận con, cũng như quyền phủ nhận tư cách cha, mẹ, tư cách con là các quyền gắn liền với nhân thân của người có quyền. Trừ những người được luật liệt kê, có vẻ như không ai khác có thể thực hiện quyền đó, thay cho người có quyền.

Tuy nhiên, có trường hợp người thứ ba lại có lợi ích gắn liền với các việc kiện liên quan đến quan hệ cha mẹ-con của người khác. Ví dụ điển hình là người thừa kế của một bên trong quan hệ cha mẹ-con ruột bị tranh cãi. Có thể hình dung: Cha chết để lại hai con ruột; một con kiện yêu cầu Tòa án xác định người đồng thừa kế còn lại không phải là con của người chết. Ta thấy ngay lợi ích của vụ án: nếu thắng kiện, người yêu cầu sẽ được hưởng trọn di sản...

Theo BLDS Ðiều 639, những quyền của người chết sẽ được di chuyển cho người thừa kế. Nhưng, đó phải là những quyền chuyển giao được. Quyền được cấp dưỡng, quyền hưởng trợ cấp hưu trí, quyền bầu cử, ... là những quyền gắn liền với nhân thân của con người và không thể được chuyển giao. Khi xây dựng các chế định quyền nhận cha, mẹ, quyền nhận con, người làm luật không xác định tính chất có thể hoặc không thể chuyển giao của các quyền ấy. Theo một quan điểm nào đó, thì mọi quyền đều chuyển giao được, nếu không có quy định cấm của người làm luật. Vậy, do không có quy định cấm của người làm luật, các quyền nhận cha mẹ, quyền nhận con có thể được thực hiện, sau khi người có quyền chết, bởi người thừa kế.

Trường hợp cha, mẹ yêu cầu bác bỏ tư cách mẹ, cha của người khác. Liệu một người mẹ hoặc một người cha có quyền yêu cầu Tòa án xác định rằng người đang là cha hoặc đang là mẹ không phải là cha hoặc mẹ của con mình ? Ta có thể trả lời ngay: có trong những trường hợp do luật quy định. Thực vậy, ta biết rằng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 200 Ðiều 66 khoản 1, mẹ, cha của con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con. Hẳn, khi xây dựng điều luật, người làm luật chỉ quan tâm đến trường hợp con có mẹ mà chưa tìm được cha hoặc có cha mà chưa tìm được mẹ. Tuy nhiên, câu chữ của điều luật cũng cho phép mẹ, cha yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con cả trong trường hợp con đang có cha hoặc đang có mẹ. Chỉ cần thỏa mãn điều kiện của luật: con trong vụ án là con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà mất năng lực hành vi... Cần có thời gian để đánh giá tác động về mặt xã hội của giải pháp này.

2. Thụ lý.

Nguyên tắc. Các nguyên tắc xác định phạm vi đối tượng tranh chấp về quan hệ cha mẹ-con ruột có vẻ rất thoáng trong luật thực định Việt Nam: bất kỳ người nào không được nhận là cha hoặc mẹ của một người đều có quyền yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 64); bất kỳ người nào không được nhận là con của một người đều có quyền yêu cầu Tòa án xác định người ấy là cha hoặc mẹ của mình (Ðiều 65). Có thể hiểu rằng trong suy nghĩ của người làm luật sự thật về quan hệ cha mẹ-con ruột luôn phải được tôn trọng và được tạo điều kiện để làm rõ.

Trường hợp người được nhìn nhận hoặc không được nhìn nhận đã chết. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 65 khoản 1, con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Có thể tự hỏi: thế thì liệu cha mẹ có hay không quyền nhận con, ngay cả trong trường hợp con đã chết ? Người được nhận là cha, mẹ của một người có hay không quyền yêu cầu xác định người khác đó không phải là con mình, ngay cả trong trường hợp người sau này đã chết ?

Có cơ sở để tin rằng khi xây dựng khoản 1 Ðiều 65, người làm luật quan tâm chủ yếu đến khía cạnh đạo đức của quyền nhận cha mẹ. Tất nhiên, nếu được thừa nhận là con của một người đã chết, người yêu cầu sẽ là người thừa kế theo pháp luật được gọi ở hàng thứ nhất của người chết. Tuy nhiên, trong suy nghĩ phù hợp với tâm lý dân cư, việc một người có quan tâm đến di sản của một người khác khi xin nhận mình là con ruột của người sau này, là một việc bình thường.

Trái lại, sẽ rất không bình thường, trong khung cảnh của đạo đức hiện đại, việc một người xin nhận là cha hoặc mẹ của một người khác đã chết do có quan tâm đặc biệt đến di sản của người sau này; cũng như việc một người xin xác định mình không phải là cha, mẹ của một người khác đã chết do không muốn nhận di sản mà người sau này để lại, một di sản hầu như chỉ có nợ mà không có tài sản.

Có lẽ, nếu người xin nhận con hoặc xin phủ nhận quan hệ cha mẹ-con ruột xuất phát từ mong muốn bảo vệ những giá trị đạo đức của quan hệ, thì quyền yêu cầu của người được có thể vẫn được thừa nhận trong trường hợp con đã chết, nhờ nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật. Nếu không có mong muốn đó, thì việc áp dụng tương tự pháp luật phải bị loại trừ.

Trường hợp con có giấy khai sinh và các yếu tố xã hội phù hợp với nội dung của giấy khai sinh. Giả thiết được hình dung như sau: cha và mẹ có đăng ký kết hôn hợp pháp; con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân và có giấy khai sinh được lập hợp lệ, trên đó có ghi đầy đủ tên họ của cha và mẹ; quan hệ cha mẹ-con ruột tồn tại vững chắc và được xã hội ghi nhận, thừa nhận; một ngày nọ, một người thứ ba (một người đàn ông chẳng hạn) xuất hiện và yêu cầu Tòa án xác định đứa con ấy là con ruột của mình. Trong khung cảnh của luật thực định, loại tranh chấp này không thể bị Tòa án từ chối. Thế nhưng, liệu có trường hợp nào trong đó, người tranh chấp không được thúc giục bởi động cơ nào ngoài động cơ phá rối gia đình của người khác ? Cha, mẹ và con đang sống hạnh phúc; một người lạ mặt phát đơn yêu cầu Tòa án xác định con ấy là con của mình; người lạ mặt thua kiện do không xuất trình được các bằng chứng thuyết phục; nhưng, sau mấy lần ra trước Tòa án để đối chất, cha và mẹ đã để cho nỗi ngờ vực giết chết tình cảm của mình đối với nhau; cuối cùng, gia đình tan vỡ và đó mới chính là điều mà người lạ mặt mong muốn chứ không phải là việc thừa nhận quan hệ cha-con, bởi, thực ra, người này không phải là cha của đứa con ấy.

Ngay cả trong trường hợp giữa một người và một người khác đúng là có quan hệ cha mẹ-con ruột về mặt sinh học, thì việc thừa nhận rằng quyền nhận con, nhận cha mẹ được thực hiện mà không có giới hạn có thể dẫn đến những hậu quả không hay về mặt xã hội và đạo đức. Lấy lại ví dụ vừa nêu và giả sử thêm: người đàn ông lạ mặt ấy chỉ là một tên sở khanh và đứa con ấy là kết quả của một vụ lừa dối của người đó đối với người đàn bà; khi biết người đàn bà mang thai, người đó biến mất; một người đàn ông khác xuất hiện và cưu mang người đàn bà; hai người kết hôn và đứa con được người đàn ông khai sinh như là con chung của mình và người đàn bà; đứa con lớn lên trong sự thương yêu của hai người và quan hệ cha mẹ-con ruột được xã hội thừa nhận; một ngày nọ, người cha thật trở lại và yêu cầu Tòa án xác định mình là cha ruột của đứa trẻ. Trong khung cảnh của luật thực định, Tòa án phải thụ lý và nếu có đủ bằng chứng thuyết phục về mặt sinh học, Tòa án phải thừa nhận quan hệ cha-con ruột cho người cha thật và đứa trẻ. Nhưng tương lai của đứa trẻ và của mối quan hệ giữa người mẹ và chồng của mình sẽ ra sao ?...

Ðáng lý ra, nên thiết lập một số giới hạn đối với các nguyên tắc được nêu trên đây. Ví dụ, một khi con có giấy khai sinh ghi rõ tên cha mẹ, cha mẹ có đăng ký kết hôn hợp lệ và các yếu tố xã hội học của quan hệ cha mẹ đều có đủ, thì quan hệ cha mẹ-con không thể bị tranh cãi bởi một người thứ ba. Có thể với giải pháp ấy, thì trong một vài trường hợp, sự thật về quan hệ cha mẹ-con ruột sẽ không có điều kiện bộc lộ. Tuy nhiên, không thể không thừa nhận rằng có những sự thật mà việc bộc lộ sẽ gây tác hại về mặt xã hội lớn hơn nhiều so với những thiệt hại mà việc giấu kín sự thật ấy có thể gây ra. Nói cách khác, có khá nhiều trường hợp có sự xung đột lợi ích giữa quyền nhận con, quyền nhận cha mẹ với quyền được sống bình yên (một cách chính đáng) của con người và đặc biệt quyền được phát triển ổn định và lành mạnh của trẻ em, thì các quyền sau này cần được ưu tiên bảo vê[1]û.

3. Chứng cứ

Trách nhiệm chứng minh. Luật chỉ quy định rõ trách nhiệm chứng minh trong trường hợp người được luật suy đoán là cha, mẹ có đăng ký kết hôn hợp lệ: người có đăng ký kết hôn (đặc biệt là người chồng) mà không muốn thừa nhận đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con mình thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 63 khoản 2)û. Trong các trường hợp khác, có vẻ như người yêu cầu Tòa án (nguyên đơn) phải chứng minh cơ sở của những yêu cầu của mình: người yêu cầu Tòa án xác định mình là con, là cha (mẹ) hoặc không phải là cha (mẹ) của một người khác phải cung cấp được bằng chứng thuyết phục về việc mình là con, là cha (mẹ) hoặc không phải là cha (mẹ) của người khác đó.

Ðối tượng chứng minh. Luật cũng chưa có quy định cụ thể về đối tượng chứng minh cho từng loại yêu cầu. Thực tiễn, về phần mình, có xu hướng tập trung các đối tượng chứng minh vào hai nhóm: 1. Nhóm các dữ kiện cho thấy rằng giữa người đàn ông và người đàn bà có quan hệ tình cảm gắn bó trong thời gian thành thai của người được gọi là con; 2. Nhóm các dữ kiện cho thấy có mối liên hệ nhân quả giữa quan hệ đó và sự thành thai của người được gọi là con.

Trong trường hợp việc thành thai là do quan hệ xác thịt ngoài ý muốn, thì cần phải chứng minh rằng thời điểm xảy ra quan hệ đó nằm trong khoảng thời gian mà người phụ nữ mang thai người được gọi là con. Nếu người chồng cho rằng con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân không phải là con mình, thì phải chứng minh rằng không thể có quan hệ xác thịt giữa chồng và vợ trong thời kỳ người vợ mang thai đứa con. Nếu một người được xác định là cha của một đứa con ngoài giá thú, thì người yêu cầu xác định phải chứng minh rằng có quan hệ xác thịt giữa người đó và người mẹ trong thời gian người mẹ mang thai và chính quan hệ đó dẫn đến việc mang thai.

Phương tiện chứng minh. Tất cả các phương tiện chứng minh được thừa nhận trong luật chung về chứng cứ trong tố tụng dân sự đều có thể được sử dụng: lời khai của người làm chứng, giấy tờ, thư từ có liên quan, kết quả xét nghiệm y học, sinh học,...
4. Hiệu lực của việc xác định quan hệ

Hiệu lực ngược thời gian và tương đối. Giả sử quan hệ cha mẹ-con ruột được xác định hoặc bị phủ nhận theo đúng yêu cầu. Các đương sự trong mối quan hệ bị tranh cãi, tùy trường hợp, sẽ được thừa nhận là con, là cha (mẹ) hoặc không phải là cha (mẹ) của một người khác. Phù hợp với quan hệ sinh học, quan hệ cha mẹ-con ruột sẽ được xác định hoặc bị phủ nhận kể từ ngày con được sinh ra. Các hệ quả pháp lý cần thiết sẽ phát sinh:

- Nếu quan hệ cha mẹ-con ruột được xác lập, thì giữa các đương sự coi như có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau kể từ ngày con được sinh ra
- Nếu quan hệ cha mẹ-con ruột bị phủ nhận, thì giữa các đương sự coi như không có các quyền đối với nhau
Thế nhưng, trong khung cảnh của luật thực định, các quan hệ cha mẹ-con ruột được xác định hoặc bị phủ nhận bằng con đường tư pháp không có giá trị tuyệt đối: quan hệ đó có thể lại bị phủ nhận hoặc được xác định lại một khi có bằng chứng ngược lại thuyết phục hơn được đưa ra trong khuôn khổ một vụ án khác.

MỤC II. QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI-CON NUÔI

Khái niệm. Quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi là quan hệ ràng buộc một người vào một hoặc hai người khác, những người có liên quan không có mối liên hệ huyết thống với nhau như cha mẹ-con ruột, nhưng người nuôi được xem như cha mẹ của người được nuôi, dù không sinh ra người được nuôi; người được nuôi, về phần mình, coi người nuôi như cha mẹ ruột. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 67 khoản 1, nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.

I. Xác lập quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi

Việc nuôi con nuôi chỉ có thể được xác lập do sự bày tỏ ý chí của người nuôi và người được nuôi hoặc người đại diện của người được nuôi.

A. Ðiều kiện xác lập

1. Ðiều kiện liên quan đến người nuôi

Nuôi chung hoặc nuôi cá nhân. Người nuôi trước hết phải là thể nhận: không có chuyện một người là con nuôi của một pháp nhân, một hộ gia đình hoặc tổ hợp tác. Ðó có thể là vợ và chồng hoặc một cá nhân. Về mặt lý thuyết, cá nhân đang có vợ (chồng) có thể nhận con nuôi mà không cần có sự tham gia hoặc sự đồng ý của vợ (chồng)[1]; tuy nhiên, thực tiễn hầu như không ghi nhận được trường hợp này.

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 69, người nuôi phải.Có đầy đủ năng lực hành vi; có tư cách đạo đức tốt; có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Nếu vợ và chồng cùng nhau nhận con nuôi, thì từng người một phải thỏa mãn các điều kiện trên đây (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 70).

Người nuôi có thể có hoặc không có con ruột. Một người hoặc một cặp vợ chồng có thể nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 67 khoản 1).

2. Ðiều kiện liên quan đến người được nuôi

Lợi ích của người được nuôi. Luật dùng cụm từ phù hợp với đạo đức xã hội để thiết lập tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc nuôi con nuôi. Ðạo đức xã hội là một khái niệm rất rộng. Có thể tin rằng trong suy nghĩ của người làm luật, việc nuôi con nuôi được cho phép với điều kiện trên cơ sở quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi được xác lập, người con nuôi có được môi trường sống lành mạnh để phát triển về thể chất, trí tuệ và nhân cách; điều đó sẽ có tác dụng tích cực trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội. Luật nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác (Luật hôn nhân và gia đình nằm 2000 Ðiều 67 khoản 3).

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị tàn tật làm con nuôi (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 67 khoản 2).

Ðược nuôi bởi nhiều người. Ðược nuôi nhiều lần. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 68 khoản 2, một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Ðiều đó có nghĩa rằng nếu người nuôi chung sống như vợ chồng với một người khác mà không đăng ký kết hôn, thì người được nuôi chỉ có thể là con nuôi của một trong hai người.

Nhận xét quan trọng: luật chỉ đòi hỏi rằng ở một thời điểm nhất định nào đó, một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng; luật không cấm một người làm con nuôi nhiều lần. Bởi vậy, một người đã từng là con nuôi của một người hoặc của cả hai vợ chồng vẫn có thể là con nuôi của một người khác hoặc của cả hai người khác là vợ chồng, sau khi quan hệ nuôi con nuôi trước đây chấm dứt.

Ðiều kiện về tuổi tác. Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 68 khoản 1, người được nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Cá biệt, người trên 15 tuổi cũng có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu, cô đơn.

3. Ðiều kiện liên quan đến quan hệ giữa người nuôi và người được nuôi.

Khoảng cách về tuổi tác. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 69 khoản 2, người nuôi phải hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên. Nếu vợ và chồng cùng nhận con nuôi, thì cả vợ và chồng đều phải hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên. Quy định này, cũng như quy định về tuổi kết hôn, được áp dụng mà không có ngoại lệ.

Vấn đề quan hệ thân thuộc. Có thể hình dung: một người có gia đình, nhưng lại có con riêng trước khi kết hôn; không muốn để lộ chuyện ấy trước công luận, người này bàn với vợ (chồng) nhận con riêng của mình làm con nuôi của vợ và chồng. Quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi trong giả thiết không phù hợp (một phần) với định nghĩa về nuôi con nuôi được ghi nhận ở trên. Tuy nhiên, không thể nói đó là quan hệ trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Dẫu sao, tục lệ khó có thể chấp nhận việc nuôi con nuôi dẫn đến việc đảo lộn thứ tự tôn ti thiết lập do quan hệ thân thuộc: một người dưới 15 tuổi mang vai vế chú, cậu hoặc cô, dì họ của một người trên 35 tuổi không thể trở thành con nuôi của người sau này.

B. Thủ tục

Khác với luật của nhiều nước, việc nhận con nuôi trong luật Việt Nam được thực hiện theo thủ tục hành chính chứ không phải thủ tục tư pháp.

Nộp hồ sơ. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 72, việc nhận con nuôi phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào Sổ hộ tịch. Trong trường hợp cả cha mẹ nuôi và con nuôi đều có quốc tịch Việt Nam và việc nhận con nuôi được thực hiện tại Việt Nam, thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nuôi hoặc của người được nuôi (Nghị định số 83/CP ngày 10/10/1998 Ðiều 35).

Theo Ðiều 36 Nghị định đã dẫn; người xin nhận con nuôi phải nộp đơn xin nhận con nuôi; đơn phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi người nhận con nuôi công tác hoặc của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận nuôi, về tư cách đạo đức cũng như về việc thỏa mãn các điều kiện khác để được phép nhận con nuôi[1]. Kèm theo đơn xin nhận con nuôi phải có các giấy tờ sau đây:

- Giấy khai sinh và chứng minh nhân dân của người nhận con nuôi;
- Sổ hộ khẩu gia đình của người nhận nuôi con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi (tùy theo người nuôi hoặc người được nuôi có đăng ký thường trú tại nơi đăng ký việc nuôi con nuôi);
- Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi.

Ngoài ra, Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 71 khoản 1, Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ ruột của người đó; nếu cha, mẹ ruột đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được cha, mẹ, thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ.

Nếu người được nhận nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì việc nuôi con nuôi còn phải có sự đồng ý của người đó (Ðiều 71 khoản 2). Tuy nhiên, luật lại không đòi hỏi rằng sự đồng ý đó phải được ghi nhận bằng văn bản. Có lẽ, trước khi tiến hành thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, đại diện UBND sẽ trực tiếp hỏi người được nuôi và nếu người này đồng ý, thì sự đồng ý sẽ được ghi nhận trong một biên bản.

Xem xét hồ sơ. Theo Nghị định số 83-CP ngày 10/10/1998 Ðiều 37, sau khi nhận đủ hồ sơ, UBND phải tiến hành xác minh việc xin nhận con nuôi. Trong trường hợp người được nhận làm con nuôi có nguồn gốc không rõ ràng (nghĩa là không xác định được cha, mẹ), thì UBND phải tiến hành niêm yết công khai việc xin nhận con nuôi tại trụ sở UBND, đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 7 ngày.

Trong trường hợp một bên hoặc các bên không có đủ các điều kiện nhận con nuôi hoặc làm con nuôi, thì UBND từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản (Luật hôn nhân và gia đình năm 200 Ðiều 73); nếu cha, mẹ ruột, người giám hộ và người nhận nuôi con nuôi không đồng ý, thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật (cùng điều luật).

Trong trường hợp mọi điều kiện cần thiết cho việc nuôi con nuôi đều hội đủ, thì UBND thông báo cho bên giao và bên nhận con nuôi biết về ngày đăng ký (Nghị định đã dẫn Ðiều 37). Trong hạn 7 ngày kể từ ngày thông báo[1], nếu bên giao, bên nhận và con nuôi không đến đăng ký việc nhận con nuôi mà không có lý do chính đáng, thì UBND hủy việc xin đăng ký nhận con nuôi và thông báo cho các đương sự biết (cùng điều luật). Nếu sau đó, các bên vẫn muốn tiến hành việc nuôi con nuôi, thì phải bắt đầu lại các thủ tục (cùng điều luật).

Ðăng ký và giao nhận. Tại lễ giao nhận con nuôi, bên giao, bên nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi phải có mặt (Nghị định đã dẫn Ðiều 38). Bên giao, bên nhận con nuôi phải cùng ký tên vào Sổ đăng ký nhận nuôi con nuôi và và biên bản giao nhận con nuôi. Chủ tịch UBND ký và trao cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận, giải thích cho bên nhận nuôi và con nuôi về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ nuôi và con nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình (cùng điều luật).

C. Hiệu lực

Do hiệu lực của việc nuôi con nuôi, người con trở thành một thành viên trong gia đình của cha mẹ nuôi kể từ ngày việc nuôi con nuôi được đăng ký; song, so với con ruột của người nuôi, con nuôi là một thành viên không đầy đủ. Ngược lại, con nuôi bảo tồn tất cả các quan hệ giữa mình và gia đình cha mẹ ruột.

1. Quan hệ với gia đình của người nuôi.

Quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi. Kể từ thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi, người được nuôi trở thành con nuôi của người nuôi và gọi là sau này là cha (mẹ) nuôi. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình (Ðiều 74): cha mẹ có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe lời khuyên bảo của cha mẹ;...[1] Trong trường hợp cha mẹ nuôi chết, con nuôi là ngườìi thừa kế được gọi theo pháp luật ở hàng thứ nhất (BLDS Ðiều 679 khoản 1); ngược lại, nếu con nuôi chết, thì cha mẹ nuôi là người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của con nuôi, bên cạnh cha mẹ ruột của con nuôi.

Nhắc lại rằng việc kết hôn giữa cha (mẹ) nuôi với con nuôi bị cấm trong luật Việt Nam.

Quan hệ giữa người được nuôi và các thành viên khác trong gia đình của người nuôi. Trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, người được nuôi hoàn toàn không có quan hệ gì với các thành viên khác của gia đình người nuôi: người được nuôi không phải là anh, chị, em của con ruột của người nuôi, không phải là cháu nội của cha mẹ của cha nuôi, không phải là cháu ngoại của cha mẹ của mẹ nuôi. Thông thường, nếu người nuôi có vợ (chồng), thì vợ và chồng cùng đứng ra nhận con nuôi; nhưng, nếu chỉ có vợ hoặc chồng đứng ra nhận con nuôi, thì người được nuôi không phải là con nuôi của người còn lại.

Các giải pháp trên đây dẫn đến một vài hệ quả đáng chú ý.

- Việc kết hôn giữa người được nuôi và những người thân thuộc của người nuôi không bị cấm bởi luật viết. Cần lưu ý rằng do con nuôi của vợ không nhất thiết cũng đồng thời là con nuôi của chồng mà trong trường hợp người được nuôi là nữ và cuộc hôn nhân ràng buộc người nuôi chấm dứt, thì chồng cũ của người nuôi có thể kết hôn với con nuôi của vợ cũ. Không chắc đây là giải pháp mà người làm luật mong muốn: giải pháp ấy không phù hợp với tục lệ truyền thống.
- Người được nuôi không thể thế vị người nuôi để nhận phần di sản mà người nuôi được hưởng của cha mẹ, nếu còn sống.

Họ, tên, dân tộc của con nuôi. Trên nguyên tắc, việc nuôi con nuôi không đương nhiên có tác dụng thay đổi họ của con nuôi theo họ của người nuôi. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 75, cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (tức UBND) quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Tuy nhiên, nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì việc thay đổi họ, tên phải được sự đồng ý của người đó. Suy lý ngược: 1. Nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên không đồng ý việc thay đổi họ, tên của mình, thì con nuôi mang họ, tên cũ; 2. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi mất năng lực hành vi chỉ cần có sự đồng ý và yêu cầu của cha, mẹ nuôi.

Trái lại, có vẻ như người được nuôi đương nhiên có dân tộc của người nuôi kể từ ngày được nhận làm con nuôi. Theo BLDS Ðiều 30 khoản 2, người thành niên có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc theo cha, mẹ ruột trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác. Nếu dân tộc của con nuôi không thay đổi theo dân tộc của cha, mẹ nuôi, thì cần gì phải xác định lại ? Luật, về phần mình, lại không nói rằng người nuôi cần phải yêu cầu để con nuôi được thay đổi dân tộc theo dân tộc của mình...

2. Nhận con ruột, nhận cha mẹ ruột

Không ảnh hưởng đến quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi. Trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, việc một người được nhận làm con nuôi của một người khác không cản trở việc người con nuôi xin xác định cha mẹ ruột của mình. Ngược lại, người không được nhận là cha, mẹ ruột của con nuôi có quyền yêu cầu Tòa án xác định mình là cha, mẹ ruột của con nuôi ấy. Trong mọi trường hợp, quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi không bị ảnh hưởng bởi kết quả giải quyết của Tòa án liên quan đến quan hệ cha mẹ-con ruột.

II. Chấm dứt việc nuôi con nuôi

1. Ðiều kiện và thủ tục

Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, việc nuôi con nuôi có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi.
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi.
3. Cha, mẹ nuôi đã có các hành vi quy định tại khoản 3 Ðiều 67 hoặc khoản 5 Ðiều 69 của Luật hôn nhân và gia đình (nghĩa là có hành vi phi đạo đức đối với con nuôi hoặc có hành vi phạm tội liên quan đến các mối quan hệ gia đình hoặc đến người chưa thành niên và đã bị kết án).

Người có quyền yêu cầu. Việc chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi không đương nhiên, dù tất cả các yếu tố của trường hợp được luật dự kiến đều hội đủ. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 77:

1. Con nuôi đã thành niên, cha, mẹ ruột, người giám hộ của con nuôi, cha, mẹ nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi.
2. Viện kiểm sát, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại các điểm 2 và 3 trên đây.
3. Cơ quan tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại điểm 2 và điểm 3 Ðiều 76 của Luật này (tức là các điểm 2 và 3 ghi ở mục trên đây):
a. Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
b. Hội liên hiệp phụ nữ.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trườìng hợp quy định tại điểm 2 và điểm 3 Ðiều 76 của Lật này (tức là các điểm 2 và 3 ghi ở mục trên đây).

2. Hiệu lực

Hiệu lực tuyệt đối và hiệu lực tương đối. Khi quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt, thì giữa các đương sự không còn quan hệ cha mẹ-con. Người con có thể trở thành con nuôi của người khác. Giữa người nuôi và người được nuôi không còn các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, thì Tòa án ra quyết định giao người đó cho cha, mẹ ruột hoặc cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 78 khoản 1).

Con nuôi được quyền lấy lại các tài sản riêng của mình (Ðiều 78 khoản 2); nếu có công sức đóng góp vào khối tài sản chung của gia đình cha mẹ nuôi, thì được hưởng một phần tài sản trích từ khối tài sản chung đó, theo thỏa thuận giữa các đương sự; nếu không thỏa thuận được, thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp con nuôi được đổi tên, họ, thì sau khi việc nuôi con nuôi chấm dứt, cha, mẹ ruột hoặc chính người được nuôi có thể yêu cầu được lấy lại họ tên cũ (Ðiều 78 khoản 3). Cần nhấn mạnh rằng con nuôi chỉ có thể lấy lại họ, tên cũ chứ không được mang họ tên mới khác.

Thế nhưng, việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa những người đã từng có quan hệ cha me nuôi-con nuôi vẫn bị cấm (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 10 khoản 4). Ta nói rằng, trong những trường hợp được luật dự kiến, việc chấm dứt nuôi con nuôi chỉ có hiệu lực tương đối trong quan hệ giữa người từng nuôi và người từng được nuôi.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 203
Tham gia ngày : 04/04/2012
Tuổi (Age) : 45
Đến từ : Hà Nội 2

https://vb2k11b.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

BÀI GIẢNG - LUẬT HÔN NHAU VÀ GIA ĐÌNH Empty BÀI THỨ NĂM: CHẤM DỨT QUAN HỆ HÔN NHÂN

Bài gửi  Admin Wed Apr 25, 2012 10:07 am

BÀI THỨ NĂM: CHẤM DỨT QUAN HỆ HÔN NHÂN
******
MỤC I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LY HÔN
1. Các trường hợp ly hôn trong luật Việt Nam hiện hành
2. Đặc trưng của chế định ly hôn trong luật Việt Nam hiện hành
MỤC II: ĐIỀU KIỆN LY HÔN
MỤC III: THỦ TỤC LY HÔN
A. Nộp đơn
B. Hoà giải
C. Quyết định cho ly hôn
1. Căn cứ để ra quyết định
2. Một số trường hợp đặc biệt của ly hôn theo yêu cầu của một bên
MỤC IV: HIỆU LỰC CỦA VIỆC LY HÔN
I. Hệ qủa của vợ và chồng
A. Hệ quả nhân thân
B. Hệ quả tài sản
1. Thanh toán tài sản
2. Thanh toán nợ
II. Hệ quả đối với con
A. Trông giữ con
1. Nguyên tắc
2. Áp dụng
B. Quyền thăm viếng
________________________________________

Giới hạn. Các trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân, trên thực tế, có thể được xếp thành ba nhóm.

- Vợ hoặc chồng chết hoặc bị tuyên bố là đã chết (gọi chung là chết);
- Vợ và chồng ly hôn;
- Vợ và chồng không sống chung nhưng không tiến hành thủ tục ly hôn.

Trong trường hợp thứ ba, luật Việt Nam vẫn xem các đương sự là vợ và chồng hợp pháp và vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau. Riêng nghĩa vụ nuôi dưỡng, trong những hoàn cảnh đặc thù, có thể được chuyển thành nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trong hai trường hợp đầu, vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng trở thành người độc thân sau khi hôn nhân chấm dứt và có quyền kết hôn với người khác. Thế nhưng, khác với vợ (chồng) ly hôn, vợ chồng còn sống sau khi hôn nhân chấm dứt do có người chết còn mang thêm tư cách vợ (chồng) góa và chính tư cách này khiến cho người còn sống có một số quyền được thừa nhận, trong tục lệ hoặc trong luật, mà người ly hôn không có:

- Tục lệ nói rằng người vợ góa không kết hôn lại có quyền tiếp tục mang tên, thậm chiï cả tên và họ của người chồng đã chết. Nói chung, tục lệ quan niệm rằng hôn nhân chấm dứt theo luật khi vợ hoặc chồng chết, nhưng chỉ thực sự chấm dứt trên thực tế khi người còn sống kết hôn với người khác.
- Luật thừa nhận rằng khi vợ hoặc chồng chết, thì chồng hoặc vợ còn sống có quyền hưởng di sản theo pháp luật với tư cách là người thừa kế thuộc hàng thứ nhất. Trong trường hợp người chết lập di chúc giao tài sản của mình cho người khác, thì vợ hoặc chồng còn sống có quyền hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc và được luật cho phép nhận một phần di sản bằng 2/3 suất thừa kế được hưởng trong trường hợp toàn bộ di sản được chuyển giao theo pháp luật.

Các hệ quả về tài sản liên quan đến vợ hoặc chồng còn sống trong trường hợp hôn nhân chấm dứt do có người chết là một đề tài rất lớn sẽ được nghiên cứu riêng. Sự duy trì quan hệ hôn nhân, chấm dứt về mặt pháp lý sau khi có một người chết, trong tâm trí của người còn sống, về phần mình, không phải là chủ đề của khoa học luật.

Ta còn lại trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân do ly hôn.

MỤC I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LY HÔN

Ðịnh nghĩa.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân ngay trong lúc cả vợ và chồng đều còn sống. Ðây là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép thực hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà không thể được khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác. Nguyên nhân của sự khủng hoảng khá đa dạng: bất đồng ý kiến kéo dài, đối nghịch về quan niệm sống, thần tượng sụp đổ, ngoại tình,... Nhưng tất cả các trường hợp ly hôn đều có chung một đặc điểm: vợ hoặc chồng hoặc cả hai không muốn tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân và muốn được tự do.

Ly hôn trong luật Việt Nam.
Chấm dứt hôn nhân bằng cách ly hôn là một biện pháp được thừa nhận từ rất sớm trong luật Việt Nam. Tại Bộ Quốc triều hình luật Ðiều 308 có ghi: Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng mà không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng), thì mất vợ. Nếu vợ đã có con, thì cho hạn 1 năm. Vì việc quan phải đi xa , thì không theo luật này. Nếu đã bỏ vợ, mà lại ngăn cản người khác lấy vợ mình, thì phải tội biếm. Thực ra, điều luật được viết không tốt lắm, nhưng thực tiễn ly hôn vẫn được ghi nhận.

Việc ly hôn cũng được thừa nhận tại Bộ luật Giai Long Ðiều 108 (thuận tình ly hôn).

Trong thời kỳ thuộc địa, chế định ly hôn đượüc xây dựng dựa theo khuôn mẫu Pháp (Dân Luật giản yếu thiên thứ VI, BLDS Bắc Ðiều 116 đến 150; BLDS Trung Ðiều 115 đến 147). Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ly hôn được thừa nhận như là một trong những biện pháp giải phóng phụ nữ khỏi sự kiềm hãm của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến. Có một thời kỳ ngắn, người làm luật miền Nam cấm ly hôn vì lý do tôn giáo (Luật gia đình năm 1959 Ðiều 55); nhưng quy định cấm này có tuổi thọ không dài lắm. Nói chung, chế định ly hôn được liên tục hoàn thiện trong luật Việt Nam hiện đại. Lúc đầu, chế định ly hôn được phát triển dựa trên tư tưởng giải phóng phụ nữ; nhưng dần dần, việc quan tâm hoàn thiện chế định này được thôi thúc nhiều hơn bởi yêu cầu bảo đảm sự phát triển lành mạnh của con trong môi trường gia đình không hạnh phúc và đổ vỡ do những mâu thuẫn không thể điều hòa giữa cha và mẹ.

Cần lưu ý rằng trong luật cổ, việc chấm dứt quan hệ hôn nhân trong lúc cả vợ và chồng đều còn sống có thể đạt được không chỉ bằng con đường ly hôn mà còn bằng cách rẫy vợ. Biện pháp rẫy vợ cho phép người chồng, trong những trường hợp được luật dự kiến, đuổi người vợ ra khỏi nhà và chấm dứt quan hệ hôn nhân mà không cần tiến hành các thủ tục tư pháp. Trong thời kỳ thuộc địa, việc rẫy vợ bị cấm ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ sau khi có các Bộ luật dân sự Bắc (Ðiều 116) và Trung (Ðiều 115)[1] ; trong khi đó, do Bộ dân luật giản yếu không có quy định rõ ràng, các Tòa án Nam Kỳ không có thái độ nhất quán ở điểm này. Sau cách mạng Tháng Tám 1945, việc rẫy vợ bị đặt hoàn toàn ra ngoài vòng pháp luật.

1. Các trường hợp ly hôn trong luật Việt Nam hiện hành

Hai trường hợp. Việc ly hôn có thể được quyết định theo đơn chung của vợ và chồng hoặc theo đơn riêng của một trong hai người. Cũng được đồng hóa với đơn chung của hai người, đơn chỉ do một người lập nhưng có chữ ký của người còn lại. Xin ly hôn trong trường hợp có người bị tuyên bố mất tích cũng có thể được coi như một trường hợp đặc thù của giả thiết chung trong đó chỉ có một người có đơn yêu cầu được ly hôn: tìm hiểu ý chí của người mất tích là điều vô nghĩa.

2. Ðặc trưng của chế định ly hôn trong luật Việt Nam hiện hành

Trong ly hôn không có yếu tố lỗi. Ðơn giản hôn nhân không thể được duy trì chỉ bởi vì không thể đạt được mục đích của nó. Trong quan niệm của người làm luật Việt Nam hiện đại, hôn nhân đích thực là điều kiện vun đắp tình yêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Nếu, sau một thời gian chung sống, tình yêu không những không được vun đắp mà còn bị mài mòn và sự mài mòn không thể cứu chữa[1], thì cuộc hôn nhân coi như thất bại. Tuy nhiên, sự thất bại của hôn nhân không nhất thiết dẫn đến sự tan rã của gia đình, bởi, trong quan niệm của tục lệ, chất liệu xây dựng và củng cố gia đình thực ra không phải là tình yêu mà là nghĩa. Chính từ hôn nhân mà gia đình được tạo ra và sống trong đó, các thành viên của gia đình được nuôi dưỡng, chăm sóc, che chở, bảo vệ, cũng như có điều kiện phát triển trí tuệ và nhân cách, xây dựng và củng cố sự nghiệp của mình. Họ cùng hưởng hạnh phúc và cùng chia sẻ bất hạnh. Nghĩa được hình thành và lớn lên từ đó. Nếu giữa vợ và chồng có tình yêu, thì tình yêu đó được lồng trong nghĩa (và chính nghĩa nuôi dưỡng tình yêu); nếu tình yêu không tồn tại, nghĩa vẫn có thể tự mình phát triển. Suy cho cùng, nghĩa là động lực thúc đẩy vợ và chồng nỗ lực đạt đến mục đích của hôn nhân. Chính sự suy yếu của nghĩa khiến cho hôn nhân khó có thể vươn tới mục đích của nó. Quá trình suy yếu không thể cứu chữa của nghĩa luôn diễn ra đồng thời với quá trình tan rã của gia đình. Có trường hợp sự tan rã chưa kịp đi vào giai đoạn quyết định, thì vợ hoặc chồng chết: người còn sống được tự do. Có trường hợp sự tan rã đi vào giai đoạn quyết định ngay trong lúc cả vợ và chồng đều còn sống: vợ và chồng phải chấm dứt cuộc sống chung bằng con đường ly hôn.

Sự suy yếu của nghĩa có thể do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ hỗ tương, nhất là nghĩa vụ chung thủy. Trong nhiều trường hợp, sự vi phạm nghĩa vụ hỗ tương của vợ và chồng có thể dẫn đến việc chế tài theo yêu cầu của chồng hoặc vợ; song, đó là những chế tài độc lập và không thể được ghi nhận để quy lỗi cho người vi phạm đối với sự sụp đổ của gia đình trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn[1]. Nói đúng hơn, ly hôn là một kết cục không có hậu của một cuộc hôn nhân mà mỗi đương sự đều phải chịu trách nhiệm do không vun đắp được nghĩa để duy trì cuộc hôn nhân đó.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con. Thực tiễn ghi nhận rằng trong phần lớn trường hợp, người sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần sau khi ly hôn là người vợ và các con sinh ra từ hôn nhân, nhất là các con chưa thành niên. Do đó, việc giải quyết yêu cầu ly hôn và các vấn đề phát sinh sau khi ly hôn phải được thực hiện dựa trên tư tưởng chủ đạo theo đó, quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con được ưu tiên bảo vệ. Luật cho phép Tòa án chủ động can thiệp trong trường hợp thuận tình ly hôn, một khi các thỏa thuận giữa vợ và chồng không thể hiện sự bảo đảm đúng mức các quyền và lợi ích đó (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 90).

MỤC II. ÐIỀU KIỆN LY HÔN

Năng lực hành vi của người xin ly hôn. Người yêu cầu Tòa án quyết định cho ly hôn phải có năng lực hành vi. Người mất năng lực hành vi không thể nộp đơn xin ly hôn và hình như người giám hộ của người mất năng lực hành vi cũng không thể làm việc đó thay cho người được giám hộ. Người không nhận thức được hành vi của mình nhưng lại chưa bị tuyên bố mất năng lực hành vi bằng một quyết định của Tòa án

Sự tự nguyện của người xin ly hôn. Việc nộp đơn xin ly hôn phải xuất phát từ ý chí tự nguyện của người đứng đơn. Nếu người viết đơn xin ly hôn hoặc ký vào đơn xin ly hôn trong điều kiện không có sự ưng thuận hoặc sự ưng thuận không được hoàn hảo, thì Tòa án có thể bác đơn.

Không có điều kiện về duy trì hôn nhân trong thời gian tối thiểu. Khác với luật của nhiều nước, luật Việt Nam, trong trường hợp thuận tình ly hôn, không áp đặt một thời kỳ hôn nhân bắt buộc mà sau thời ký đó, đơn xin ly hôn mới có thể được Tòa án thụ lý[1]. Về mặt lý thuyết, vợ hoặc chồng hoặc cả hai có thể xin ly hôn ngay sau khi kết hôn. Tuy nhiên, trong khung cảnh của tục lệ trong lĩnh vực gia đình, khả năng này khó xảy ra trong thực tiễn.

Trường hợp người vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 85 khoản 2, trong trường hợp vợ có thai hoặûc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn. Cần lưu ý rằng:

- Ðiều luật không được áp dụng trong trường hợp người xin ly hôn lại là người vợ. Tuy nhiên, bởi vì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn, có vẻ như việc ly hôn do cả vợ và chồng cùng yêu cầu không không thể được Toà án thụ lý chừng nào người vợ còn đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Càng khó có thể được Tòa án tiếp nhận, đơn yêu cầu của người chồng có chữ ký chấp nhận của người vợ trong hoàn cảnh đó.
- Ðiều luật dườìng như được áp dụng, ngay cả trong trường hợp người vợ đang mang thai với người khác hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sinh ra do quan hệ xác thịt với người khác[1].
- Ðiều luật dường như cũng không được áp dụng trong trường hợp con chết trước khi được sinh ra hoặc sau khi được sinh ra một thời gian ngắn. Tuy nhiên, hầu như không có thẩm phán nào chấp nhận tiến hành xét xử trong trường hợp này chừng nào người vợ chưa thực sự phục hồi sức khỏe.
- Luật không phân biệt con dưới 12 tháng tuổi là con ruột hay con nuôi. Có thể hình dung: vợ nhận con nuôi dưới 12 tháng tuổi mà không có sự đồng ý của chồng; do giận dữ, người chồng quyết định xin ly hôn. Trong khung cảnh của luật thực định, dường như Tòa án không thể tiếp nhận đơn xin ly hôn của người chồng trong trường hợp này, chừng nào con nuôi của người vợ chưa đủ 12 tháng tuổi.
- Luật không cấm người vợ xin ly hôn trong trường hợp người chồng nhận con nuôi dưới 12 tháng tuổi mà không có sự đồng ý của mình.

Trường hợp vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi. Sự kiện vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi không gây trở ngại cho việc xin ly hôn của người còn lại. Tuy nhiên, công việc của thẩm phán sẽ trở nên khá tế nhị trong điều kiện việc tiến hành hòa giải là không thể được do người mất năng lực hành vi không thể bày tỏ ý chí của mình. Thông thường, người xin ly hôn với vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi không chịu thực hiện chức năng giám hộ đương nhiên đối với người mất năng lực hành vi. Thực tiễn ghi nhận rằng hầu như không thấy có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu chỉ định người giám hộ thay thế trong trường hợp này; dù có đi nữa, thì vai trò của người giám hộ của bên không xin ly hôn cũng chưa được xác định rõ nét trong khung cảnh của luật viết.

Trường hợp vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi. Một khi vợ hoặc chồng bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi, thì nhiều khả năng chồng hoặc vợ còn lại sẽ được chỉ định làm người đại diện. Bởi vậy, muốn xin ly hôn, thì vợ hoặc chồng là người đại diện phải xin chấm dứt vai trò đại diện của mình.

Vấn đề đặt ra: nếu việc ly hôn là do sáng kiến của chình người bị hạn chế năng lực hành vi, thì liệu người này có thể tự mình đứng đơn yêu cầu hoặc phải thông qua vai trò của người đại diện ? Cùng một vấn đề được đặt ra trong trường hợp cả người bị hạn chế năng lực hành vi và vợ hoặc chồng còn lại đều đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân, cũng như trong trường hợp vợ chồng còn lại mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân và người bị hạn chế năng lực hành vi cũng chấp nhận. Sự đồng ý hoặc chấp nhận của người bị hạn chế năng lực hành vi tự nó có giá trị hay còn phải được sự phê chuẩn của người đại diện ?

MỤC III. THỦ TỤC LY HÔN

A. Nộp đơn

Người đứng đơn.
Người đứng đơn chỉ có thể là vợ, chồng: luật không có quy định cho phép người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật (trong trường hợp vợ, chồng bị hạn chế năng lực hành vi) đứng đơn thay cho người được giám hộ hoặc người được đại diện. Luật cũng không dự kiến cho Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khả năng yêu cầu ly hôn thay cho các đương sự.

Nơi nộp đơn.
Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989 Ðiều 13 khoản 1, Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn. Thực ra, do không có yếu tố lỗi trong ly hôn, khó có thể nói rằng bên này hay bên kia trong vụ án ly hôn là nguyên đơn hay bị đơn. Nếu vợ và chồng cùng đứng đơn xin ly hôn, thì đơn sẽ được nộp cho Tòa án nơi cư trú của vợ chồng hoặc, nếu vợ chồng có nơi cư trú riêng, nơi cư trú của bên này hoặc bên kia theo sự thỏa thuận của họ. Trong trường hợp một người đứng đơn xin ly hôn, thì đơn sẽ được nộp cho Tòa án nơi cư trú của vợ và chồng hoặc, nếu vợ, chồng có nơi cư trú riêng, cho Tòa án nơi cư trú của nguyên đơn hoặc của bị đơn.

B. Hòa giải

Hòa giải tại cơ sở. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 86, Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Ta có nhận xét:
- Hòa giải ở cơ sở là một biện pháp được khuyến khích, nhưng không bắt buộc và không phải là bước cần thiết trước khi Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn;
- Hòa giải ở cơ sở có thể được tiến hành, dù có sự thuận tình ly hôn giữa vợ và chồng hay chỉ có yêu cầu ly hôn của một người.

Theo Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở ngày 25/12/1998 Ðiều 10, việc hòa giải có thể được tiến hành theo sáng kiến của Tổ trưởng hoặc tổ viên tổ hòa giải, theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác hoặc theo yêu cầu của một bên hoặc các bên tranh chấp. Vậy nghĩa là việc hòa giải có thể được tiến hành ngay cả trong trường hợp các bên xin ly hôn không có yêu cầu hòa giải tại cơ sở.

Về mặt lý thuyết việc hòa giải ở cơ sở có thể được tiến hành song song với việc hòa giải ở Tòa án, thậm chí song song cả với quá trình xét xử tại Tòa án. Nếu hòa giải thành tại cơ sở, thì, một cách hợp lý, các bên sẽ tự nguyện rút đơn tại Tòa án. Việc hòa giải ở cơ sở cũng có thể được thực hiện như là bước đầu của thủ tục ly hôn: nếu hòa giải không thành, các bên hoặc một bên sẽ chính thức nộp đơn xin ly hôn cho Tòa án.

Hòa giải tại Tòa án. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 88, sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Khác với việc hòa giải ở cơ sở, việc hòa giải của Tòa án là một thủ tục bắt buộc: việc xét xử vụ ly hôn chỉ được tiến hành sau khi việc hòa giải của Tòa án không thành. Việc hòa giải phải được tiến hành, dù việc ly hôn được thụ lý theo đơn chung của vợ và chồng hay theo đơn riêng của một bên.

Khi hòa giải, vợ, chồng và những người có quyền và lợi ích liên quan phải có mặt (Pháp lệnh ngày 29/11/1989 đã dẫn Ðiều 44 khoản 1). Trong trường hợp bị đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử (Ðiều 44 khoản 2): việc hòa giải coi như không thành.

Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết những vấn đề của vợ và chồng và tiếp tục cuộc sống chung, thì thẩm phán lập biên bản hòa giải thành (Ðiều 44 khoản 2). Nếu trong hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà có đương sự thay đổi ý kiến, thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Nếu trong thời hạn đó không có sự thay đổi ý kiến hoặc phản đối, thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật.

Tất nhiên, dù hòa giải thành, cuộc sống chung sau đó vẫn có thể lâm vào khủng hoảng một lần nữa. Luật viết hiện hành không có quy định thời hạn tối thiểu mà sau thời hạn đó, vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng có thể nộp lại đơn xin ly hôn. Trước đây khi hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Tòa án nhân dân tối cao nói rằng nếu Tòa án bác đơn xin ly hôn, thì người bị bác đơn chỉ được xin ly hôn lại sau một năm[1]. Song, khó có thể nói rằng quy tắc này cũng được áp dụng cho trường hợp hòa giải thành: trên cơ sở hòa giải thành, các đương sự tự nguyện rút đơn chứ không bị bác đơn. Dẫu sao, chắc chắn rằng khi nộp lại đơn xin ly hôn, các đương sự hoặc một trong hai người sẽ xác nhận một lần nữa rằng cuộc sống chung lại đổ vỡ sau khi đã được hàn gắn.

Trường hợp vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích hoặc không nhận thức được hành vi của mình. Theo BLDS Ðiều 88 khoản 2, trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn, thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Thủ tục hòa giải không được tiến hành trong trường hợp này, vì không có đủ chủ thể.

Luật không có quy định liên quan đến việc hòa giải trong trường hợp một bên không nhận thức đượüc hành vi của mình. Nói chung, hòa giải trong điều kiện một bên không nhận thức được hành vi của mình là một chuyện không có ý nghĩa. Ngay nếu như người không nhận thức được hành vi của mình có người giám hộ, thì cũng không thể để cho người giám hộ tham gia hòa giải với tư cách đại diện cho người được giám hộ: hàn gắn những đổ vỡ trong quan hệ vợ chồng không thể được thực hiện qua vai trò của người không phải là vợ, chồng.

C. Quyết định cho ly hôn.

1. Căn cứ để ra quyết định.

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 Ðiều 89 khoản 1, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Tòa án quyết định cho ly hôn.

a. Mất tích

Ly hôn đương nhiên Trong trường hợp ly hôn do có người bị tuyên bố mất tích, thì chính quyết định tuyên bố mất tích là căn cứ để ly hôn, thẩm phán không cần (và cũng không có quyền) tìm hiểu gì thêm: cuộc sống chung không thể kéo dài, trước hết vì người yêu cầu không có người để cùng chung sống. Ta nói rằng việc ra quyết định cho ly hôn trong trường hợp này là đương nhiên.

b. Thuận tình ly hôn

Ý chí thực nghiêm túc và chắc chắn. Không có khó khăn đặc biệt cho việc xác định căn cứ ly hôn trong trường hợp cả vợ và chồng đều kiên quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân: khi đó, chính họ sẽ thuyết phục thẩm phán sớm ra quyết định và sẽ cố gắng cung cấp đầy đủ bằng chứng về tính hiện thực của căn cứ xin ly hôn. Trong quá trình hòa giải, thẩm phán có thể tiến hành tất cả các biện pháp điều tra, xác minh cần thiết, thậûm chí có thể tìm hiểu để làm rõ động cơ xin ly hôn của các đương sự. Thế nhưng, vấn đề quan trọng nhất đối với thẩm phán không phải là vì lý do gì các đương sự xin ly hôn, mà liệu giữa các đương sự thực sự có mâu thuẫn không thể điều hòa được, cuộc sống chung không thể kéo dài mà không ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của mỗi người và nhất là đến sự phát triển của con cái. Nói cách khác, căn cứ để quyết định cho ly hôn là ý chí thực, nghiêm túc và chắc chắn của vợ và chồng về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân và việc xác định ý chí thực là việc thuộc trách nhiệm của thẩm phán[1].

Cũng không có khó khăn đặc biệt, nếu cả hai đều hướng đến việc ly hôn với thái độ ngập ngừng: ngay nếu như hòa giải không thành, thẩm phán cũng có quyền nói rằng mọi chuyện chưa đếïn nỗi không thể cứu chữa và bác đơn xin ly hôn với lý do đó: ý chí có thể thực, nhưng chưa nghiêm túc và nhất là chưa chắc chắn.

Thỏa thuận sau khi ly hôn. Trong trường hợp thuận tình ly hôn, ý chí thực, nghiêm túc và chắc chắn chưa đủ để xây dựng căn cứ ly hôn. Muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân một cách hợp pháp, các bên còn phải thỏa thuận được về các hậu quả của việc ly hôn, đặc biệt là về phần liên quan đến việc phân chia tài sản chung và về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 90, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, thì Tòa án công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con; nếu không thỏa thuận được hoặc tuy có thỏa thuận, nhưng không bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con, thì Tòa án quyết định.

Thực tiễn xét xử ghi nhận rằng trong trường hợp không có thỏa thuận, thì thẩm phán thường chọn một trong hai giải pháp: 1. Cho ly hôn và tự mình quyết định việc chia tài sản cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con; 2. Bác đơn xin ly hôn với lý do các đương sự chưa chuẩn bị nghiêm túc cho cuộc sống của họ và của con sau ly hôn. Giải pháp thứ nhất được lựa chọn mỗi khi khối tài sản chung không quan trọng và con chung còn rất nhỏ. Cũng có trường hợp thẩm phán cho ly hôn và chỉ giải quyết vấn đề con cái mà không giải quyết vấn đề tài sản: suy cho cùng, đây là sự lựa chọn sai luật.

Trong trường hợp các đương sự chỉ báo cho thẩm phán nội dung thỏa thuận về vấn đề con cái mà không làm rõ các thỏa thuận về tài sản, thì thẩm phán phải yêu cầu các đương sự thông báo bổ sung về các thỏa thuận cần thiết đó. Có khi thẩm phán vẫn quyết định cho ly hôn trong trường hợp này và, về phần tài sản, chỉ ghi nhận một cách đơn giản trong bản án: các đương sự đã thỏa thuận xong hoặc các đương sự không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Có thể, trong các trường hợp việc công nhận thuận tình ly hôn được quyết định dù không có thỏa thuận về việc phân chia tài sản, rồi các đương sự không buồn kháng cáo; nhưng bản án không đúng luật có thể để lại hậu quả không tốt về mặt xã hội. Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành có ghi nhận vai trò của Viện kiểm sát trong các vụ án dân sự, kể cả các vụ án hôn nhân và gia đình (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989 Ðiều 28 khoản 2); song cần có thời gian để vai trò ấy được củng cố trong các vụ án ly hôn.

Thẩm phán quyết định ra sao trong trường hợp sự thỏa thuận không thể hiện đầy đủ sự tôn trọng đối với quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con ? Câu chữ của luật cho phép nghĩ rằng thẩm phán có quyền đi đến quyết định bác đơn xin ly hôn của các bên; tuy nhiên, trên thực tế, thẩm phán chỉ bác đơn một khi đã xem xét dự thảo thỏa thuận ban đầu và đã có khuyến cáo các bên về việc sửa đổi những chi tiết cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con mà các bên không sửa đổi hoặc sửa đổi không thỏa đáng. Khó có thể thừa nhận rằng thẩm phán có quyền quyết định cho ly hôn đồng thời quyết định cả việc sửa đổi nội dung thỏa thuận của các bên theo ý mình, trừ trường hợp sửa đổi các thỏa thuận liên quan đến việc trông nom con và đến nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Khả năng thoái hóa thành việc ly hôn theo yêu cầu của một bên. Có trường hợp cả vợ và chồng cùng đứng đơn xin ly hôn, nhưng sau một thời gian, một trong hai người rút lại ý định xin ly hôn. Trong khung cảnh của luật viết hiện hành, dường như thẩm phán phải tiếp tục quá trình tố tụng bằng cách chuyển vụ án thuận tình ly hôn thành vụ án ly hôn theo yêu cầu của một bên. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử có vẻ không nhiệt tình lắm trong việc tiếp nhận giải pháp này: nếu một người xin rút đơn, thì thẩm phán thường ghi nhận rằng không có thuận tình ly hôn và xếp hồ sơ; nếu người còn lại vẫn kiên quyết xin ly hôn, thì sau một thời gian, người này phải nộp lại đơn để Tòa án xử lại vụ án theo các quy định áp dụng đối với trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên.

c. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

Phát triển thành thuận tình ly hôn. Ỡ bất cứ giai đoạn nào của tố tụng dân sự, việc ly hôn theo yêu cầu của một bên đều có thể phát triển thành việc ly hôn theo yêu cầu của cả hai bên. Nếu khả năng phát triển ấy xảy ra, thì bản án ly hôn phải dựa vào các căn cứ như đã được phân tích ở trên, tức là phải có ý chí thực, chắc chắn và nghiêm túc cũng như phải có thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết các vấn đề sau ly hôn.

Không phát triển thành thuận tình ly hôn. Trái lại, sẽ có nhiều khó khăn một khi một bên kiên quyết xin ly hôn trong khi bên kia lại kiên quyết phản đối hoặc tỏ ra do dự, cam chịu hoặc thậm chí giữ im lặng. Tất nhiên, người kiên quyết ly hôn là người nộp đơn xin ly hôn. Chính người này phải chứng minh trước rằng có những sự việc có tác dụng dẫn đếún sự đổ vỡ của cuộc sống chung[1]. Có thể tóm tắt ý kiến của một số thẩm phán ở điểm này:

- Nếu người kiên quyết không muốn ly hôn chứng minh được rằng việc ly hôn có thể ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi người và nhất là của con chung, thì không thể nói rằng đời sống chung không thể kéo dài; dù hòa giải không xong, thẩm phán cũng có thể bác đơn xin ly hôn.
- Nếu người kiên quyết không muốn ly hôn chứng minh được rằng người kiên quyết xin ly hôn chỉ viện dẫn những sự việc mà trước đây người này đã bỏ qua với thái độ rộng lượng và người kiên quyết không muốn ly hôn đã không lặp lại các việc làm tương tự, thì thẩm phán có thể coi việc bác đơn xin ly hôn như là một biện pháp nhắc nhở người đứng đơn về sự cần thiết của việc loại trừ tính cố chấp. Muốn xin ly hôn, người đứng đơn phải viện dẫn các sự việc khác.
- Nếu người kiên quyết không muốn ly hôn chứng minh được rằng sự vi phạm nghĩa vụ của mình có nguồn gốc từ sự kích động của người còn lại[1], thì thẩm phán có thể bác đơn xin ly hôn, sau khi đã cho các bên những lời khuyên về cung cách cư xử.
- Nếu người kiên quyết xin ly hôn chứng minh được rằng người kiên quyết không muốn ly hôn vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng và chỉ coi hôn nhân như một nguồn lợi[1], thì thẩm phán có thể quyết định cho ly hôn. Việc thanh toán và phân chia tài sản chung có thể do hai bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được, thì một trong hai bên hoặc cả hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Nếu người kiên quyết xin ly hôn chứng minh được rằng người kia vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng, nhưng người kia lại tỏ ra ăn năn, hối cải và kiên quyết không muốn ly hôn, thì thẩm phán có thể bác đơn xin ly hôn, nếu đã động viên người xin ly hôn rút đơn mà không thành công.
- Nếu người kiên quyết xin ly hôn chỉ mong muốn được giải thoát còn người kia do dự hoặc cam chịu, thì, một khi xét thấy việc duy trì quan hệ hôn nhân là vô ích, thẩm phán quyết định cho ly hôn nhưng sẽ quan tâm đến việc xây dựng những thỏa thuận sau ly hôn như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người còn lại (và của con, nếu có). Nếu các bên không đạt được sự thỏa thuận cần thiết, thì thẩm phán tự mình quyết định.
- Nếu người kiên quyết xin ly hôn chỉ muốn được giải thoát, còn người kia giữ im lặng, thậm chí không màng đến chuyện ra trước Tòa án, dù được triệûu tập hợp lệ, thì thẩm phán cũng thường xử cho ly hôn và giải quyết vấn đề con cái, nếu có, nhưng lại không giải quyết vấn đề tài sản[1].

2. Một số trường hợp đặc biệt của ly hôn theo yêu cầu của một bên

Trường hợp người không nộp đơn là người không nhận thức được hành vi của mình. Ta đã nói rằng vai trò của người giám hộ đối với người không có năng lực hành vi trong các vụ án ly hôn chưa được rõ ràng; việc bảo vệ quyền và lợi ích của người không nhận thức được hành vi của mình càng trở nên khó khăn trong trường hợp người này không bị tuyên bố mất năng lực hành vi bằng một bản án mà cũng không có người giám hộ thay thế người giám hộ đương nhiên. Dẫu sao, nếu xét thấy cuộc sống chung đã thực sự đổ vỡ do tình trạng bệnh tật về tâm thần kéo dài của vợ hoặc chồng, thì thẩm phán có thể quyết định cho ly hôn, đồng thời quyết định cả những biện pháp cần thiết nhắm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người mất khả năng nhận thức, sau khi hôn nhân chấm dứt[1].

Trường hợp vợ chồng thực sự không sống chung với nhau trong một thời gian dài. Có thể một trong hai người không màng đến chuyện nộp đơn xin ly hôn, người kia lại mong muốn được giải thoát và tự mình nộp đơn xin ly hôn. Nếu có đủ bằng chứng cho thấy các đương sự không thực sự chung sống trong một thời gian đủ dài để kết luận rằng hôn nhân không còn tồn tại trên thực tế, thì thẩm phán có thể quyết định cho ly hôn, ngay nếu như người không nộp đơn không màng đến chuyện bày tỏ ý chí. Thông thường, các bên trong trường hợp này đã sống liên tục trong tình trạng ly thân thực tế trong một thời gian dài và hầu như không có quan hệ về tài sản giữa vợ chồng trên thực tế: họ thường tự thỏa thuận được về việc thanh toán và phân chia khối tài sản chung.

Trường hợp người không nộp đơn đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị truy nã. Luật chỉ dự kiến khả năng xét cho ly hôn trong trường hợp hôn nhân không đạt được mục đích. Bởi vậy, riêng việc một người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị truy nã không đủ để lập cơ sở cho quyết định ly hôn ra theo đơn yêu cầu của người còn lại. Muốn có được quyết định đó, người yêu cầu phải chứng minh rằng cuộc sống chung đã thực sự đổ vỡ.

MỤC IV. HIỆU LỰC CỦA VIỆC LY HÔN

Thời điểm có hiệu lực. Thời điểm có hiệu lực của việc ly hôn là thời điểm có hiệu lực của bản án hoặc quyết định cho ly hôn[1]. Bản án hoặc quyết định cho ly hôn có tác dụng thiết lập một tình trạng pháp lý mới không tồn tại trước đó cũng như thiết lập các quyền mới của bên này hoặc bên kia trong quan hệ hôn nhân trước đó. Tình trạng và các quyền đó phải được tôn trọng không chỉ bởi vợ và chồng trước đây mà cả bởi người thứ ba.

Có lẽ không có vấn đề gì đặc biệt liên quan đến thời điểm có hiệu lực của việc ly hôn trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng: chính các đương sự là những ngừời đầu tiên được biết về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa họ. Thậm chí, trong hầu hết trường hợp, các đương sự đã không còn coi nhau như vợ và chồng từ khi cùng nhau ký vào đơn xin ly hôn.
Trái lại, có thể sẽ có khó khăn đối với thẩm phán trong trường hợp các đương sự xác lập các giao dịch quan trọng liên quan đến tài sản trong thời kỳ giữa ngày Tòa án thụ lý đơn xin ly hôn và ngày bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật. Giả sử trong thời gian tiến hành tố tụng, vợ hoặc chồng trúng xổ số với số tiền thưởng lớn: số tiền đó là tài sản riêng của người trúng thưởng hay là tài sản chung của vợ và chồng ? Trong khung cảnh của luật viết, thời kỳ hôn nhân kéo dài cho đến ngày có hiệu lực của bản án ly hôn; bởi vậy, tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra cho đến ngày đó phải là tài sản chung. Nhưng liệu giải pháp đó hợp lý cho tất cả mọi trường hợp, nhất là trong điều kiện việc giải quyết một vụ án ly hôn nào đó cần một khoảng thời gian dài ?

Hơn nữa, không hẳn trong mọi trường hợp, người thứ ba đều được biết về việc ly hôn. Luật Việt Nam hiện hành không có quy định về việc công khai bản án ly hôn. Theo Nghị định số 83-CP ngày 10/10/1998, việc ly hôn phải được ghi chép vào sổ hộ tịch, nhưng lại không nhất thiết được ghi nhận trên các giấy tờ hộ tịch cấp cho các đương sự. Người thứ ba làm thế nào để biết việc ly hôn của các đương sự ?

I. Hệ quả đối với vợ và chồng

A. Hệ quả nhân thân

Tự do kết hôn lại. Ngay sau khi bản án hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật, vợ và chồng có quyền kết hôn với người khác. Luật Việt Nam không có quy định về việc áp đặt một thời hạn chờ đợi cho người đàn bà[1]: trong trường hợp người đàn bà kết hôn với người khác ngay sau khi ly hôn và sinh con trong một thời gian ngắn sau khi kết hôn lại, thì con được suy đoán là con chung của vợ và chồng trong cuộc hôn nhân sau, như đã nói, cho đến khi có ai đó chứng minh được điều ngược lại.

Chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Ngay sau khi ly hôn, vợ và chồng không còn các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau (nghĩa vụ chung sống, chung thủy, yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau,...).

B. Hệ quả tài sản

1. Thanh toán tài sản

Giới hạn vấn đề. Từ khi hôn nhân chấm dứt do một bản án hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật, các quan hệ tài sản của vợ chồng cũng chấm dứt. Khối tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân được thanh toán và phân chia. Chừng nào chưa được phân chia, khối tài sản ấy thuộc sở hữu chung theo phần của vợ và chồng và chịu sự chi phối của các quy định thuộc luật chung về sở hữu chung theo phần.

Việc phân chia tài sản chung sau khi ly hôn có thể được thực hiện theo thỏa thuận hoặc bằng con đường tư pháp và là đề tài của phần thứ hai của môn học này. Sau khi phân chia tài sản chung và nhận lại tài sản riêng, bên có khó khăn, túng thiếu có thể yêu cầu bên kia cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được xem xét trong bài học kế tiếp.

a. Nguyên tắc phân chia tài sản chung

Xác định phần quyền của mỗi người. Theo Luật hôn nhân và gia đình Ðiều 95 khoản 2 điểm a, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Có thể nhận thấy ngay rằng khác với luật của nhiều nước, luật Việt Nam hiện hành chỉ coi việc xác định phần quyền ngang nhau của vợ và chồng trong khối tài sản chung như một giải pháp nguyên tắc chỉ được áp dụng trong trường hợp không có cách nào khác cho phép xác định phần quyền của mỗi người theo một tỷ lệ khác hơn. Tham số quan trọng nhất quyết định tỷ lệ phần quyền của mỗi người rõ ràng là công sức đóng góp của mỗi người vào việc duy trì, tạo lập và phát triển tài sản chung. Có thể tin rằng trong trường hợp có tranh cãi giữa vợ và chồng về phần của mỗi người, thì người có nhiều công sức hơn sẽ được phép nhận một phần lớn hơn. Tất nhiên, vợ và chồng có quyền thỏa thuận về việc xác định phần của mỗi người. Nếu không có thỏa thuận, thì mỗi người nhận một nửa. Nếu không có sự nhất trí giữa vợ và chồng, thì thẩm phán xác định phần của mỗi người bằng cách áp dụng điều luật nêu trên.

Bảo vệ lợi ích của vợ, con và lợi ích nghề nghiệp. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 95 khoản b và c, việc chia tài sản chung sau khi ly hôn phải được thực hiện trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp, để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Có thể ghi nhận các chủ trương của người làm luật, thể hiện trong các quy tắc ấy.

- Việc chia tài sản chung không được ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường của vợ và con[1];
- Việc xác định mức cấp dưỡng luôn tùy thuộc vào hai yếu tố: nhu cầu của người được cấp dưỡng và khả năng đáp ứng của người cấp dưỡng; tuy nhiên, nếu người được cấp dưỡng là vợ hoặc con, thì yếu tố thứ nhất được xem là yếu tố chính: người cấp dưỡng sẽ phải cố gắng đáp ứng yêu cầu đó, cho dù phải huy động khả năng của mình trên mức bình thường.
- Trong trường hợp khối tài sản chung có các tài sản chuyên dùng cho nghề nghiệp của vợ hoặc chồng, thì người sử dụng tài sản có quyền yêu cầu chia ưu tiên các tài sản liên quan bằng hiện vật. Trong những trường hợp đặc thù, có thể coi đó là một trong những biện pháp hỗ trợ cho việc thực hiện tốt nghĩa vụ cấp dưỡng của ngườìi được giao tài sản.

b. Chỗ ở của gia đình trước đây

Trường hợp nhà thuộc sở hữu chung của vợ và chồng. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 98, trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng, thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Ðiều 95 của Luật này; nếu không thể chia được, thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng. Có thể chia để sử dụng: một cụm từ có nghĩa khá rộng. Trong khung cảnh của điều luật, có thể nghĩ rằng nhà có thể chia là nhà chia được bằng hiện vật, nghĩa là có thể chia nhỏ về phương diện vật chất để trở thành hai nhà độc lập và mỗi nhà đều có thể ở được. Ta thấy ngay từ đó những yêu tố đặc trưng của nguyên tắc bình đẳng về giá trị trong phân chia tài sản chung. Tuy nhiên, nguyên tắc này không cứng nhắc, bởi nếu không chia được, thì bên sử dụng nhà ở phải thanh toán...: nếu không chia được, thì tài sản không được bán trọn để chia tiền mà được cấp hẳn cho một người và người này có thể được yêu cầu thanh toán tiền chênh lệch cho người còn lại: ta thấy những yếu tố đặc trưng của nguyên tắc bình đẳng về giá trị trong phân chia tài sản chung.

Thế nhưng, trong trường hợp nhà ở không thể chia được, thì việc giao hẳn tài sản cho một người lại không được luật viết quan tâm chi phối bằng những quy tắc cần thiết. Tất nhiên, nếu giữa các bên có thỏa thuận, thì rất tốt; nhưng nếu không có được sự thỏa thuận cần thiết, thì sao ? Ai là người sẽ được chia ưu tiên ? Hỏi cách khác, điều kiện mà vợ hoặc chồng phải có để được giao trọn nhà ở, là gì ? Thực tiễn ghi nhận rằng người chịu trách nhiệm nuôi con sẽ là người được chia ưu tiên. Song, trong đa số trường hợp, người được chia hầu như không có khả năng trả tiền chênh lệch cho người còn lại và người sau này, về phần mình, thường sống tạm bợ ở những nơi quen biết, nếu không thể trở về nhà của cha mẹ...

Trường hợp nhà thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng. Không có vấn đề gì liên quan đến quyền sở hữu sau khi ly hôn trong trường hợp nhà ở vốn thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng: chủ sở hữu tiếp tục là chủ sở hữu đối với tài sản liên quan và, một cách không thể tranh cãi, người không phải là chủ sở hữu thì vẫn cứ không là chủ sở hữu, sau khi ly hôn. Tuy nhiên, dù là chủ sở hữu hay không, những người có liên quan đã từng là vợ và chồng và từng chung sống trong ngôi nhà đó. Sau khi hôn nhân chấm dứt, người không phải là chủ sở hữu còn có quyền gì đó với căn nhà mà mình đã sống bên trong với tư cách là đồng chủ gia đình ? Luật hiện hành không có giải pháp chi tiết. Ðơn giản, luật nói rằng chủ sở hữu phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 99). Ðiều luật được viết quá sơ sài và luôn khiến người đọc nghĩ rằng theo ý chí của người làm luật, người không phải là chủ sở hữu nhà phải ra khỏi nhà sau khi ly hôn trong mọi trường hợp, mà không có sự lựa chọn nào khác. Người này sẽ đi về đâu ? Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng nếu người phải đi ra khỏi nhà là người đàn bà và đi kèm theo đó là các con chưa thành niên.

Trong luật của nhiều nước, nếu người không phải là chủ sở hữu nhà được giao nuôi con chung, thì luật buộc người chủ sở hữu phải cho người nuôi con thuê nhà đó cho đến khi các con thành niên, thậm chí khi các con đã có thể tự mình sinh sống bằng lao động của mình. Hợp đồng thuê nhà trong trường hợp này có thể được giao kết không theo ý chí của chủ sở hữu và là một ngoại lệ đối với nguyên tắc tự nguyện giao kết hợp đồng được thiết lập trong luật chung, ngoại lệ tỏ ra cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người đã từng có quan hệ tình cảm gắn bó với chủ sở hữu. Hợp đồng thuê bắt buộc cũng được áp đặt trong trường hợp ly hôn do đổ vỡ cuộc sống chung mà người không phải là chủ sở hữu không nộp đơn xin ly hôn. Trong mọi trường hợp, hợp đồng thuê bắt buộc sẽ chấm dứt một khi người thuê kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc có những sự việc mới xảy ra khiến cho việc duy trì hợp đồng thuê trở nên không cần thiết (thay đổi người nuôi con, người thuê trở nên khá giả và có thể thu xếp chỗ ở mới,...).

Trường hợp nhà thuê. Luật viết không có quy định về số phận của hợp đồng thuê nhà sau khi vợ và chồng, những người thuê, chấm dứt cuộc sống chung. Tòa án, về phần mình, cho rằng cả hai bên đều có quyền tiếp tục ở với tư cách là người thuê, nếu không có nơi ở khác[1]. Giải pháp của Tòa án thể hiện sự dũng cảm của thẩm phán trong trường hợp người đứng thuê nhà chỉ là vợ hoặc chồng chứ không phải cả hai. Tuy nhiên, nếu cả hai cùng tiếp tục thuê nhà, thì đối với người cho thuê, sẽ có hai hợp đồng thuê với hai người chứ không phải một hợp đồng thuê chung như trước đây: người cho thuê sẽ phải bàn lại với từng người cho thuê về nội dung của mỗi hợp đồng thuê, nhất là về đối tượng thuê.

Trường hợp nhà mượn để sử dụng. Người cho mượn thông thường là cha mẹ của một trong hai bên và việc cho mượn được giao kết nhằm mục đích tạo điều kiện ổn định nơi ở chung của vợ và chồng. Cả luật và thực tiễn áp dụng pháp luật đều chưa có chủ trương rõ ràng về quyền của vơ, chồng đối với tài sản mượn sau khi ly hônü. Nếu việc cho mượn chỉ được giao kết với một người, thì sau khi ly hôn, chỉ có người mượn mới được tiếp tục sử dụng tài sản. Nhưng nếu hợp đồng mượn được giao kết với hộ, thì liệu người chịu trách nhiệm trông giữ con có được tiếp tục sử dụng tài sản mượn ?

2. Thanh toán nợ

Bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Ðiều 95 khoản 3, việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được, thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Có thể hiểu lý lẽ của điều luật: trong nhiều trường hợp một món nợ nào đó có quan hệ mất thiết với một tài sản nào đó (ví dụ, mua tài sản trả chậm; mua tài sản bằng tiền vay,...); sau khi ly hôn, do tài sản được giao hẳn cho một người mà, theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án, người được giao tài sản sẽ là người chịu trách nhiệm trả món nơ có quan hệ với tài sản đó.

Thực ra, thỏa thuận giữa vợ và chồng, cũng như quyết định của Tòa án trong trường hợp vợ và chồng không thỏa thuận được, chỉ có giá trị đối với vợ, chồng mà không có ý nghĩa gì đối với người thứ ba, đặc biệt là đối với chủ nợ. Theo luật chung về nghĩa vụ, chủ nợ có vợ, chồng hoặc cả hai, là những người có nghĩa vụ trả nợ. Muốn thay đổi người có nghĩa vụ, thì phải có sự đồng ý của chủ nợ. Không có thỏa thuận nào của những người có nghĩa vụ hoặc quyết định nào của thẩm phán có thể buộc chủ nợ, từ đó về sau, phải đòi nợ ở người này mà không được đòi nợ ở người khác.

II. Hệ quả đối với con

Ðặt vấn đề. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 92 khoản 1, sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Các nghĩa vụ ấy, đồng thời cũng là quyền của cha mẹ đối với con, đã có từ khi con sinh ra và không thể bị ảnh hưởng bởi việc ly hôn của cha, mẹ. Thực ra, tất cả các quyền và nghĩa vụ hỗ tương của cha mẹ và con đều được duy trì sau khi ly hôn: các quyền và nghĩa vụ ấy được xác lập trên cơ sở quan hệ cha mẹ-con chứ không phải quan hệ hôn nhân của cha và mẹ. Bởi vậy, điều luật chỉ có tác dụng nhắc các đương sự về việc tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, chứ không phải nhằm mục đích giới hạn nội dung của các quyền và nghĩa vụ ấy sau khi cha và mẹ ly hôn.

Dẫu sao, không thể ảo tưởng về việc quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con có thể được thực hiện một cách bình thường sau khi ly hôn, như trong trường hợp cha mẹ duy trì cuộc sống chung. Ly hôn, cha và mẹ chia tay nhau và con chưa thành niên phải sống với một trong hai người chứ không thể sống cùng một lúc với cả hai.

A. Trông giữ con

Việc trông giữ con chỉ được luật quan tâm một khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có năng lực hành vi hoặc bị tàn tật, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trong các trường hợp khác, con sống chung với cha, mẹ tự mình lựa chọn người mà mình sẽ theo để chung sống hoặc, thậm chí, chẳng muốn sống chung với cha hay mẹ nữa.

1. Nguyên tắc

Bảo vệ lợi ích của con. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 92 khoản 2, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được, thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Có thể ghi nhận từ điều luật, ý chí của người làm luật theo đó, việc trông giữ con phải được quyết định trên cơ sở bảo đảm lợi ích của con. Suy cho cùng, hơn lúc nào hết, lợi ích của con cần được bảo vệ một khi cha và mẹ không còn chung sống với nhau. Bảo vệ lợi ích của con trong ly hôn là thông điệp mà xã hội muốn gửi đến các bậc cha mẹ không giữ được gia đình như là một khối, một tế bào lành mạnh của xã hội: nếu không sống chung với nhau được nữa, thì cứ ly hôn; nhưng phải luôn nhớ rằng con, cũng như ông và bà, là một con người và, do đó, có các quyền của một con người cần được bảo vệ.

2. Áp dụng

a. Thỏa thuận của vợ và chồng

Trong khung cảnh của luật thực định, thỏa thuận của vợ và chồng về việc trông giữ con, trên nguyên tắc, phải được tôn trọng. Liệu giải pháp có tỏ ra quá dễ dãi và quá thiên về bảo vệ lợi ích của vợ, chồng so với lợi ích của con ? Có thể tin rằng trong đa số trường hợp, các thỏa thuận của vợ và chồng đều có tính đến lợi ích của con, nhất là đến sự cần thiết của việc bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh của con. Nhưng không loại trừ khả năng vợ và chồng, khi thỏa thuận, đã coi nhẹ các lợi ích đó. Luật viết hiện hành có cho phép thẩm phán can thiệp trong trường hợp thuận tình ly hôn và ta đã nhận định rằng một trong các điểm của thỏa thuận mà tại đó thẩm phán có thể can thiệp là việc chỉ định người trông giữ con sau khi ly hôn. Có thể mở rộng giải pháp này cho trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Ðiều cần nhấn mạnh: con không thể và không bao giờ là một thứ tài sản chung mà cha và mẹ có quyền chia theo thỏa thuận, như chia nhà hoặc chia quyền sử dụng đất, càng không phải là cái được-mất trong cuộc giằng co giữa cha và mẹ. Con là một thành viên của gia đình đồng thời là một thành viên của xã hội. Việc trông giữ con theo thỏa thuận của vợ và chồng sau khi ly hôn cần phải được đặt dưới sự giám sát của xã hội thông qua vai trò của thẩm phán, nhằm loại trừ khả năng vợ và chồng đạt đến những thỏa thuận trông giữ con chỉ có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống riêng tư của mình mà chẳng đếm xỉa gì đến lợi ích của con.

Tất nhiên, một khi các thỏa thuận bảo đảm được các lợi ích của con, thì việc giao con sẽ được thực hiện theo thỏa thuận ấy. Nhưng, trong trường hợp này, thẩm phán không thực sự quyết định về việc giao con mà chỉ phê chuẩn sự thỏa thu
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 203
Tham gia ngày : 04/04/2012
Tuổi (Age) : 45
Đến từ : Hà Nội 2

https://vb2k11b.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

BÀI GIẢNG - LUẬT HÔN NHAU VÀ GIA ĐÌNH Empty BÀI THỨ SÁU: NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG

Bài gửi  Admin Wed Apr 25, 2012 10:12 am

BÀI THỨ SÁU: NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
*******
MỤC I: QUYỀN YÊU CẦU CẤP DƯỠNG
1. Người có quyền được cấp dưỡng
2. Điều kiện phát sinh quyền yêu cầu
MỤC II: THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
1. Xác định mức cấp dưỡng
2. Chế độ pháp lý của nghĩa vụ cấp dưỡng
3. Thể thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
MỤC III: CHẤM DỨT NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
________________________________________
Khái niệm. Nghĩa vụ cấp dưỡng là sự biểu đạt vật chất của tình đoàn kết giữa các thành viên trong cùng một gia đình, là nghĩa vụ mà luật áp đặt đối với một thành viên gia đình, theo đó thành viên này phải giúp đỡ thành viên khác, về phương diện vật chất, trong điều kiện thành viên khác sống trong tình trạng túng quẩn và không thể tự mình giải quyết vấn đề ổn định điều kiện sống vật chất của mình.

Ta đã có dịp nhắc đến nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp vợ và chồng ly hôn. Thực ra, trong thời kỳ hôn nhân, vợ và chồng đã có nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với nhau và đã thường xuyên thực hiện nghĩa vụ đó. Ta nói rằng nghĩa vụ cấp dưỡng là biến thể của của nghĩa vụ nuôi dưỡng, ghi nhận trong trường hợp quan hệ vợ chồng chấm dứt do ly hôn.

Một cách tổng quát, nghĩa vụ cấp dưỡng là một hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng và hình thức này xuất hiện khi mà các bên trong quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng không còn chung sống dướïi một mái nhà hoặc có quan hệ tình cảm diễn biến theo chiều hướng xấu đến mức việc thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng không còn có thể dựa vào ý thức tự giác.

MỤC I. QUYỀN YÊU CẦU CẤP DƯỠNG

1. Người có quyền được cấp dưỡng


Ðã nói rằng người có nghĩa vụ cấp dưỡng đồng thời cũng là người có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Bởi vậy, để xác định những người có quyền yêu cầu cấp dưỡng, chỉ cần đi tìm những người mà theo quy định của luật, có quyền được người khác nuôi dưỡng. Suy cho cùng tất cả những người có quyền yêu cầu cấp dưỡng đều là thành viên gia đình; nhưng không phải thành viên nào của gia đình cũng có quyền yêu cầu cấp dưỡng.

Vợ và chồng. Cha mẹ và con. Vợ và chồng phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp thì mới xác lập được quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng: người chung sống như vợ hoặc chồng với một người khác, không có quyền yêu cầu người cùng chung sống cấp dưỡng cho mình; cũng như vậy, trong trường hợp một người chung sống với một người khác và có đăng ký kết hôn, nhưng sau đó hôn nhân bị hủy theo một quyết định của Tòa án.

Trái lại, việc xác lập nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con không lệ thuộc vào tính chất của quan hệ chung sống giữa cha và mẹ: con ngoài giá thú, con ngoại tình, thậm chí con loạn luân đều có quyền yêu cầu cha mẹ cấp dưỡng, như con từ hôn nhân hợp pháp, và ngược lại[1]. Quan hệ cha mẹ-con cũng có thể có nguồn gốc từ việc nhận con nuôi: giữa cha mẹ nuôi và con nuôi cũng có quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng như giữa cha mẹ và con ruột.

Ông bà nội (ngoại) và cháu.Chỉ giữa ông bà và cháu trực hệ mới có quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng và do đó, mới có quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng. Hơn nữa, quan hệ trực hệ phải là quan hệ huyết thống: luật Việt Nam hiện hành không xây dựng khái niệm ông nuôi, cháu nuôi. Luật còn giới hạn cấp độ thân thuộc trực hệ trong việc xác định chủ thể của nghĩa vụ cấp dưỡng: ông cóc không có nghĩa vụ nuôi dưỡng chắt và ngược lại.

Anh chị em. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em là nét đặc trưng của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành[1]. Sự đoàn kết giữa anh chị em là mối quan hệ gắn liền với quan niệm về gia đình truyền thống gồm có ông, bà, cha, mẹ và con. Dẫu sao, có thể tin rằng theo sự giảm dần của tỷ lệ gia đình đông con do hiệu quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em đến lúc nào đó sẽ chỉ còn có giá trị lý thuyết.

2. Ðiều kiện phát sinh quyền yêu cầu


Có sự túng thiếu của một bên và sự tồn tại khả năng hỗ trợ của bên kia. Nếu tất cả đều túng thiếu, thì mỗi người phải tự xoay sở. Nếu tất cả đều không túng thiếu, thì không ai có trách nhiệm cấp dưỡng cho ai. Ðể nghĩa vụ cấp dưỡîng được xác lập, cần có một bên sống trong cảnh túng thiếu và bên kia có đủ điều kiện để hỗ trợ. Sự túng thiếu của một bên, trong suy nghĩ của người làm luật, có nguồn gốc từ tình trạng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Hẳn, thế nào là không có khả năng lao động tùy thuộc vào sự đánh giá của thẩm phán. Người thất nghiệp chưa chắc là không có khả năng lao động; người tật nguyền cũng có thể có khả năng lao động;...

Cần lưu ý rằng nếu một bên có đủ khả năng và bên kia túng thiếu, thì vấn đề xác lập nghĩa vụ cấp dưỡng có thể được đặt ra. Ngay nếu như người có khả năng là người chưa thành niên hoặc người đã thành niên mà không nhận thức được hành vi của mình, thì nghĩa vụ cấp dưỡng vẫn có thể ràng buộc người này: việc thực hiện nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng vai trò của người giám hộ. Người làm luật chưa dự kiến trường hợp này, nhưng khả năng chịu nghĩa vụ cấp dưỡng của người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không nhận thức được hành vi của mình, là không thể tranh cãi.

Vấn đề là, trong nhiều trường hợp, chính người được yêu cầu cấp dưỡng cũng chỉ sống trong điều kiện vật chất khá hơn người yêu cầu một chút và cũng chưa có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của mình và của gia đình mình. Thông thường, các bên trong trường hợp này sẽ tự mình giải quyết những bất đồng: có thể người được yêu cầu sẽ cho; nhưng cũng có thể người được yêu cầu không cho và người yêu cầu tự động ra đi. Nếu có kiện cáo, thì Tòa án chỉ hòa giai; nếu hòa giải không được, thì bác đơn yêu cầu cấp dưỡng, bởi khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hầu như không có.

Ly hôn. Bản thân sự kiện ly hôn đủ để chuyển nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, thành nghĩa vụ cấp dưỡng. Bởi vậy, con được cấp dưỡng sau khi ly hôn không chỉ là con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà cả con chưa thành niên (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 56). Tuy nhiên, trong mối quan hệ cha mẹ và con, nghĩa vụ cấp dưỡng do ly hôn chỉ mang tính một chiều: cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con, thì phải cấp dưỡng. Không bao giờ có chuyện chỉ vì lý do ly hôn giữa cha và mẹ mà con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha hoặc mẹ không chung sống với mình.

Có sự vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 50 khoản 2, trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ, thì người này có thể bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong chừng mực đó, nghĩa vụ cấp dưỡng được ghi nhận như một biện pháp chế tài đối với người vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng. Có thể ghi nhận từ câu chữ của điều luật giả định ngầm theo đó, các đương sự trong điều luật, trên nguyên tắc, phải là những người cùng chung sống dưới một mái nhà. Cá biệt vợ và chồng, cha mẹ và con có thể sống riêng mà vẫn ràng buộc lẫn nhau bởi nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng: hình thức lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 58 và 59, anh chị em có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với nhau trong trường hợp không sống chung. Ta nói rằng nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp này được lựa chọn như hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng: thay vì đón người được nuôi dưỡng về nhà của mình để chung sống người có nghĩa vụ nuôi dưỡng giao cho người được nuôi dưỡng một số tiền và để người này sống riêng ở nơi khác. Giải pháp tương tự cũng được xây dựng cho trường hợp giữa các đương sự có quan hệ ông bà-cháu hoặc cha mẹ-con (Ðiều 59 khoản 1 và 57).

Cần lưu ý rằng đón người có quyền được nuôi dưỡng về sống chung trong nhà chưa phải là điều kiện đủ để không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Người tiếp nhận còn phải thực sự nuôi dưỡîng người được tiếp nhận, nghĩa là phải bảo đảm theo khả năng của mình, việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người sau này. Nếu chỉ đón về nhà mà không nuôi, thì người tiếp nhận có thể bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo yêu cầu của người được tiếp nhận.

Trường hợp người cần được cấp dưỡng có lỗi. Trong khung cảnh của luật thực định, chỉ cần người có quyền yêu cầu cấp dưỡng lâm vào cảnh túng thiếu và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có đủ điều kiện để hỗ trợ, thì nghĩa vụ cấp dưỡng có cơ sở để được xác lập. Thực ra, có trường hợp tình trạng túng thiếu của một bên và tình trạng đủ khả năng của bên kia đã từng xảy ra trước đó nhưng lại có chủ thể được đảo lộn: người hiện có khả năng đã từng lâm vào cảnh túng thiếu và người hiện túng thiếu lại đã từng có khả năng. Giả sử thêm rằng người hiện có khả năng đã từng yêu cầu người hiện túng thiếu cấp dưỡng cho mình và người sau này đã từ chối. Liệu nay người hiện có khả năng có quyền từ chối cấp dưỡng cho người hiện túng thiếu như một biện pháp trả đũa chính đáng ? Có vẻ như từ câu chữ của luật viết, ta chỉ có thể trả lời phủ định đối với câu hỏi trên: khi một người túng thiếu có yêu cầu, thì người có đủ khả năng phải đáp ứng, dù có thể trước đó, người túng thiếu đã từng có đủ khả năng và đã từ chối cấp dưỡng cho người đủ khả năng lúc người sau này đang túng thiếu.

MỤC II. THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG

1. Xác định mức cấp dưỡng


Xác định theo thỏa thuận. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó[1] thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 53 khoản 1). Các quy định vừa nêu chỉ mang tính hướng dẫn: các bên có thể tự do thỏa thuận về việc người được cấp dưỡng được bảo đảm nhiều hơn hoặc ít hơn so với nhu cầu thiết yếu của mình.

Sự thỏa thuận có thể mặc nhiên: người có nghĩa vụ cấp dưỡng giao cho người có quyền yêu cầu cấp dưỡng một số tiền hoặc hiện vật và người sau này chấp nhận. Tuy nhiên, sự thỏa thuận mặc nhiên chỉ có thể được ghi nhận trong trường hợp người có quyền yêu cầu cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng chung sống dưới một mái nhà và giữa họ chỉ có quan hệ ông bà-cháu hoặc quan hệ anh chị em. Thực vậy, nếu các đương sự sống chung với nhau, thì làm thế nào phân biệt được ý chí cấp dưỡng và ý chí nuôi dưỡng thể hiện trong việc một người giao cho người kia một số tiền hoặc một số hiện vật ? Còn nếu giữa các đương sự có quan hệ vợ chồng hoặc quan hệ cha mẹ-con, thì việc các đương sự ở riêng đồng thời việc giao nhận các tài sản để phục vụ sinh hoạt vẫn là dấu hiệu của nghĩa vụ nuôi dưỡng chứ không phải của nghĩa vụ cấp dưỡng.

Xác định bằng con đường tư pháp. Trong trường hợp giữa các bên không có sự thỏa thuận cần thiết về mức cấp dưỡng, thì một trong các bên hoặc cả hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tất nhiên, Tòa án cũng sẽ căn cứ vào nhu cầu của người có quyền được cấp dưỡng và khả năng đáp ứng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng để xác định mức cấp dưỡng khả thi.

Trong điều kiện luật không có quy định riêng, các tranh chấp về mức cấp dưỡng được giải quyết theo luật chung về tố tụng dân sự, nghĩa là có thể được kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, có thể được xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Song, liệu có nên quy định rằng bản án sơ thẩm phải được thi hành ngay dù có kháng cáo ? Sự chờ đợi có thể khiến cho tình trạng sống khó khăn của người yêu cầu cấp dưỡng trở nên nghiêm trọng hơn.

Thay đổi mức cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng được thỏa thuận hoặc được ấn định bằng con đường tư pháp không nhất thiết được cố định trong suốt thời gian cấp dưỡng: Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 53 khoản 2). Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được, thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Luật không nói rõ liệu có cần một thời gian tối thiểu để mức cấp dưỡng có thể thay đổi, nhất là bằng con đường tư pháp. Thực tiễn, về phần mình, thừa nhận rằng Tòa án có thể bác đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng trong trường hợp đơn được nộp chỉ sau một thời gian quá ngắn kể từ ngày mức đó được ấn định, quá ngắn để nói rằng điều kiện sống của người này hay người kia đã có những thay đổi quan trọng đủ để đặt cơ sở cho việc xét lại tính hợp lý của mức cấp dưỡng[1].

2. Chế độ pháp lý của nghĩa vụ cấp dưỡng


Tính hỗ tương. Tình đoàn kết gia đình, do bản chất, có tính hỗ tương. Bởi vậy, quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng cũng mang tính hỗ tương giữa các chủ thể: một người, trong những hoàn cảnh nhất định, có thể trở thành người cần được cấp dưỡng và, trong những hoàn cảnh nhất định khác, trở thành người có khả năng cấp dưỡng.

Không thể được chuyển nhượng và không thể bị kê biên. Quyền được cấp dưỡng là quyền gắn với nhân thân của người được cấp dưỡng, do đó, không thể được chuyển nhượng và không thể bị kê biên (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 50 khoản 1). Luật nói thêm rằng quyền này cũng không thể được thay thế bằng một quyền khác. Không thể được chuyển nhượng, quyền được cấp dưỡng không thể là đối tượng của một vụ bù trừ nghĩa vụ (BLDS Ðiều 387 khoản 3).

3. Thể thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng


Thực hiện không đương nhiên. Việc một người lâm vào cảnh túng thiếu và người khác có đủ điều kiện để cấp dưỡng không đương nhiên làm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng: cho đến khi nào có người lên tiếng yêu cầu và người có đủ điều kiện chấp nhận, thì người có đủ điều kiện chỉ bị ràng buộc bởi nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ này không bao giờ được cụ thể hóa bằng con số. Nói rõ hơn, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ được thực hiện một khi người có quyền yêu cầu cấp dưỡng lên tiếng yêu cầu. Có hai khả năng:

- Khả năng thứ nhất: người được yêu cầu chấp nhận yêu cầu cấp dưỡng. Khi đó, các bên còn phải tiếp tục thương lượng để đi đến thỏa thuận về việc xác định mức cấp dưỡng và thể thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Khả năng thứ hai. Người được yêu cầu không chấp nhận yêu cầu cấp dưỡng. Khi đó, người yêu cầu phải kiện trước Tòa án để buộc người được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đó.

Tuy nhiên, như đã nói, quan hệ cấp dưỡng có thể được hình thành từ thỏa thuận mặc nhiên, trong trường hợp các bên không cùng chung sống dưới một mái nhà. Bởi vậy có thể hình dung một trường hợp xác lập nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: người có nghĩa vụ chủ động gợi ý và người có quyền yêu cầu cấp dưỡng, có thể mong muốn được cấp dưỡng nhưng không chính thức yêu cầu bằng lời nói hoặc bằng văn bản, chấp nhận bằng sự im lặng. Nghĩa vụ cũng có thể được xác lập và thực hiện cùng một lúc: người có nghĩa vụ tự động giao cho người có quyền yêu cầu một số tiền hoặc một số hiện vật. Trong luật của một số nước, nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bao gồm cả nghĩa vụ trả chi phí mai táng trong trường hợp người được cấp dưỡng chết. Giải pháp này cũng được chấp nhận trong tục lệ Việt Nam.

Người có quyền lên tiếng. Theo Luật hôn nhân và gia đình Ðiều 55 khoản 1, người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Câu chữ của luật có thể khiến người phân tích luật cảm thấy lúng túng: với câu chữ đó, thì các phân tích ở phần trên không đúng, bởi vì chỉ cần một người túng thiếu và người kia có khả năng, thì nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh mà không cần người túng thiếu phải lên tiếng yêu cầu cũng như không cần người có khả năng lên tiếng gợi ý; nếu không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thì người có khả năng có thể bị Tòa án buộc thực hiện nghĩa vụ đó, theo yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người được giám hộ của người sau này. Thực ra, nghĩa vụ cấp dưỡng nói trong điều luật chỉ có thể là nghĩa vụ cấp dưỡng xác lập theo thỏa thuận. Một khi nghĩa vụ được xác lập bằng con đường tư pháp, nghĩa là đã có bản án có hiệu lực pháp luật, thì việc người có nghĩa vụ không chịu thi hành án có thể dẫn đến việc tiến hành các biện pháp chế tài khác (bắt buộc thực hiện nghĩa vụ bằng cách kê biên và bán tài sản; xử lý hành chính hoặc hình sự).

Luật cũng dự kiến vai trò chủ động của Viện kiểm sát, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng được xác lập theo thỏa thuận không tự giác thực hiện nghĩa vụ. Và cũng như trong mọi trường hợp kiện cáo liên quan đến hôn nhân và gia đình, luật luôn dự kiến về vai trò can thiệp dự phòng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (Ðiều 55 khoản 4).

Do luật sử dụng thuật ngữ nghĩa vụ cấp dưỡng, khó có thể nghĩ rằng Viện kiểm sát, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thể can thiệp trong trường hợp chỉ có vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng. Có thể đây không phải là giải pháp phù hợp với ý chí của người làm luật; nhưng có thể có giải pháp nào khác ?

Trật tự quan hệ cấp dưỡng. Khi một người túng thiếu có yêu cầu và một người khác có khả năng, thì quan hệ cấp dưỡng hình thành. Tuy nhiên, một khi có nhiều người có khả năng, thì người túng thiếu không thể cùng một lúc yêu cầu tất cả những người có khả năng đồng loạt cấp dưỡng cho mình. Có những người được luật ưu tiên lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, người khác chỉ được gọi một khi người được gọi ưu tiên đã thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi khả năng của mình, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của người túng thiếu. Tổng hợp các Ðiều từ 57 đến 60 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ta có các quy tắc sau:

- Người có vợ, chồng trước hết phải yêu cầu vợ, chồng cấp dưỡng. Cha hoặc mẹ chỉ được yêu cầu con cấp dưỡng sau khi yêu cầu đối với vợ, chồng không được đáp ứng đầy đủ, dù đã tiến hành đầy đủ các biện pháp bảo đảm cần thiết, do luật quy định. Tất nhiên, nếu cả cha và mẹ đều túng thiếu, thì họ sẽ không yêu cầu nhau mà chỉ yêu cầu con.
- Ông bà chỉ yêu cầu cháu cấp dưỡng một khi đã yêu cầu con cấp dưỡng mà không được đáp ứng đầy đủï; ngược lại cháu chỉ có quyền yêu cầu ông bà cấp dưỡng một khi không còn cha mẹ hoặc anh chị em hoặc còn nhưng những người này không có khả năng cấp dưỡng.
- Anh chị em chỉ yêu cầu nhau trong trường hợp không thể yêu cầu cha mẹ cấp dưỡng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn, một khi được quyết định, phải được thực hiện ưu tiên .

Không có khó khăn để áp dụng các giải pháp trên trong trường hợp người có nghĩa vụ ở hàng trên thực sự không có khả năng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng. Nhưng, liệu người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ ở hàng kế tiếp cả trong trường hợp người có nghĩa vụ ở hàng trên có khả năng nhưng lại không tự giác thực hiện nghĩa vụ ?

Trường hợp người được nhận làm con nuôi. Nhắïc lại rằng trong khung cảnh của luật thực định, con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của con ruột trong quan hệ với cha mẹ nuôi đồng thời vẫn bảo tồn các quan hệ giữa mình và gia đình cha mẹ ruột. Bởi vậy, con nuôi đã thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cả cha mẹ nuôi và cha mẹ ruột, nếu không chung sống với họ. Vấn đề đặt ra: liệu con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động và túng thiếu có thể yêu cầu cấp dưỡng cùng một lúc đối với cả cha mẹ nuôi và cha mẹ ruột ? Luật viết không có câu trả lời chính thức. Tuy nhiên, ta sẽ thấy rằng theo luật hiện hành, cha mẹ ruột không còn có nghĩa vụ cấp dưỡng một khi con được người khác nhận nuôi. Ðiều đó cho phép nghĩ rằng chính người nuôi mới là người phải có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con nuôi. Nhưng luật không nói gì trong trường hợp người nuôi không còn khả năng cấp dưỡng: khi đó con nuôi có hay không quyền yêu cầu cha mẹ ruột cấp dưỡng ?

Ðiều 52. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 52, trong trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người hoặc nhiều người, thì những người này thoả thuận với nhau về phương thức và mức đóng góp phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được, thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Có thể tin rằng điều luật chỉ được áp dụng trong trường hợp có nhiều người có nghĩa vụ cấp dưỡng được xếp vào cùng một hàng ưu tiên, ví dụ có nhiều anh, chị, em đủ khả năng cấp dưỡng cho một anh (chị, em), nhiều con đủ khả năng cấp dưỡng cho cha mẹ. Ta nói rằng nếu có nhiều ngườìi cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với một người, thì nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ theo phần và người có quyền được cấp dưỡng chỉ có quyền yêu cầu mỗi người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ, chứ không có quyền yêu cầu một người ào bất kỳ trong số họ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ[1].

Trong trường hợp cha và mẹ, ông và bà có đăng ký kết hôn hợp pháp và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hoặc cháu, thì khó có thể nói rằng cha và mẹ (hoặc ông và bà) là những người có nghĩa vụ riêng biệt: người có quyền được cấp dưỡng có thể yêu cầu một trong những người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cấp dưỡng. Ta nói rằng nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp này là nghĩa vụ liên đới của cha và mẹ (hoặc ông và bà). Tuy nhiên, nếu cha và mẹ (hoặc ông và bà) chỉ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, thì dường như không có cơ sở để thiết lập tình trạng liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ ấy. ×

Thể thức chung. Việc cấïp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 54). Cấp theo định kỳ hay một lần và nếu cấp theo định kỳ, thì định kỳ nào sẽ được lựa chọn, hẳn là các vấn đề được giải quyết, trước hết, theo sự thỏa thuận giữa các bên. Tòa án chỉ can thiệp một khi các bên không có được sự thỏa thuận cần thiết.

Vật được chuyển giao có thể là vật có tác dụng đáp ứng trực tiếp cho một hoặc nhiều nhu cầu cụ thể của người được cấp dưỡng, ví dụ, thức ăn, quần áo,... nhưng cũng có thể là một số tiền.

Cũng theo Ðiều 54, các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được, thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Chế tài trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong khung cảnh của luật thực định, nghĩa vụ cấp dưỡng được bảo đảm thực hiện theo luật chung, nghĩa là không được bảo đảm một cách đặc biệt. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình, thì người có quyền có thể yêu cầu cưỡng chế thực hiện bằng cách tiến hành kê biên và bán các tài sản của người có nghĩa vụ.

Người vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có thể bị phạt hành chính. Nếu vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm, thì người có nghĩa vụ có thể bị chế tài về hình sự (BLHS Ðiều 152).

Người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà đồng thời cũng được xếp vào một hàng thừa kế theo pháp luật được gọi của người được cấp dưỡng có thể bị mất quyền hưởng di sản của người sau này, nếu vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng để lại hậu quả nghiêm trọng (BLDS Ðiều 646 khoản 1).

MỤC III. CHẤM DỨT NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG


Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 61, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây.

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động;
2. Người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc tài sản để tự nuôi mình;
3. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
4. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
5. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
6. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác;
7. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật[1].

Thủ tục chấm dứt. Trong các trườìng hợp 3,4,5,6, nghĩa vụ cấp dưỡng có thể chấm dứt một cách đương nhiên. Trong các trường hợp còn lại, sẽ rất khó nếu các bên chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng theo thỏa thuận mặc nhiên rồi sau đó một thời gian, người có quyền được cấp dưỡng lại yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trở lại, thậm chí, cấp dưỡng cả cho thời gian giữa ngày thỏa thuận mặc nhiên và ngày yêu cầu cấp dưỡng lại. Nói chung, thực tiễn giao dịch thừa nhận khái niệm cấp dưỡng không liên tục: nếu đến hạn cấp dưỡng mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ và người được cấp dưỡng không yêu cầu mà cũng không nêu lý do, thì có thể coi như người được cấp dưỡng không có nhu cầu; đến hạn kế tiếp, người được cấp dưỡng có yêu cầu, thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải đáp ứng, nhưng người được cấp dưỡng chỉ có quyền đòi phần cấp dưỡng tương ứng với kỳ hạn đó chứ không thể đòi cả phần cấp dưỡng của kỳ hạn trước đó (mà mình đã không đòi).

Cần lưu ý rằng nghĩa vụ cấp dưỡîng, sau khi chấm dứt, vẫn có thể được xác lập lại một khi lại có một bên lâm vào cảnh túng thiếu và bên kia có khả năng. Nhưng quy tắc này không áp dụng cho trường hợp người được cấp dưỡîîng là vợ hoặc chồng đã ly hôn và đã kết hôn với người khác.


Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 203
Tham gia ngày : 04/04/2012
Tuổi (Age) : 45
Đến từ : Hà Nội 2

https://vb2k11b.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

BÀI GIẢNG - LUẬT HÔN NHAU VÀ GIA ĐÌNH Empty Re: BÀI GIẢNG - LUẬT HÔN NHAU VÀ GIA ĐÌNH

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết